Nhà virus học hàng đầu của Thái Lan Yong Poovorawan đánh giá COVID-19 đã trở thành một bệnh theo mùa, tương tự các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác và người dân nên tiêm phòng hằng năm.
Theo Chính phủ Hàn Quốc, cho đến nay, khoảng 48% dân số nước này từng mắc COVID-19 ít nhất 1 lần. Tỷ lệ tái nhiễm đang gia tăng khi ở mức 10,92% trong tuần thứ 3 của tháng 9.
Chính phủ Israel có chủ trương sống chung hoàn toàn với dịch bệnh COVID-19, khuyến khích tiêm phòng vaccine cho mọi đối tượng, tiến dần tới coi đây là một dịch bệnh theo mùa.
Tiến sỹ Kevin O’Connor - bác sỹ riêng của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông Biden cảm thấy “rất khỏe” dù “thỉnh thoảng” vẫn bị ho, nhưng cơn ho đã thuyên giảm và ông sẽ tiếp tục được cách ly.
Bộ Y tế Malaysia đã giảm độ tuổi đủ điều kiện tiêm mũi tăng cường thứ hai với nhóm từ 50 đến 59 tuổi nhằm nâng cao sức đề kháng của người dân trước làn sóng tái nhiễm COVID-19.
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 đang có những "pha chạy nước rút đột biến" chỉ trong một thời gian ngắn mà một vài đột biến còn vượt trội so với những dòng phụ khác.
Theo một nghiên cứu, các biến thể phụ có thể né tránh các kháng thể ở cả người đã tiêm và chưa được tiêm chủng, cho thấy virus có thể vượt qua tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ miễn dịch và gây bệnh.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 24/4, toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 509.274.275 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.242.587 ca tử vong và hơn 41,19 triệu người chưa khỏi.
Theo Bộ Y tế Lào, mặc dù trong tháng đầu tiên sau khi mắc và khỏi bệnh COVID-19 ít có nguy cơ bị tái nhiễm, nhưng nếu người đó bị nhiễm biến thể Omicron, nguy cơ tái nhiễm cao hơn.
Nhiều người cho rằng một lần mắc bệnh sẽ có miễn dịch lâu dài. Tuy nhiên, giới chuyên gia đã đưa ra một số lưu ý về cơ chế tái nhiễm virus gây bệnh COVID-19.
Thống kê cho thấy trước tháng 11/2021, Anh chỉ ghi nhận chưa đầy 1% số ca tái nhiễm, tuy nhiên, điều này đã trở nên phổ biến hơn sau khi biến thể Omicron xuất hiện vào cuối tháng 11/2021.
Theo thống kê, cứ hai ngày châu Á lại ghi nhận thêm 1 triệu ca mắc COVID-19; khu vực này hiện chiếm tới 21% trong tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu.
Theo Chánh Văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố hầu như không ghi nhận bệnh nhân mắc chủng Omicron và tái nhiễm biến chủng phụ của Omicron trong thời gian ngắn.
Các chuyên gia cho rằng, cho dù đã là F0 khỏi bệnh, vẫn phải tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tăng khả năng bảo vệ và tránh tái nhiễm.
Theo chuyên gia, F0 mới khỏi bệnh thì khả năng tái nhiễm ngay sau đó là rất thấp; điều quan trọng để hạn chế tái nhiễm là cần tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng...
Theo các chuyên gia Singapore, nguy cơ tái nhiễm ở người nhiễm biến thể Omicron ít xảy ra trong vòng 2-6 tháng đầu tiên song nguy cơ này sẽ tăng nếu nhiễm biến thể khác trước khi mắc Omicron.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đợt tái nhiễm có triệu chứng nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên dù F0 gặp bất cứ biến chủng nào. Tuy nhiên, người bệnh có thể có biểu hiện là ho nhiều.