Cuộc họp này được sắp xếp trong bối cảnh căng thẳng bắt nguồn từ một loạt hành động khiêu khích tên lửa của Triều Tiên, bao gồm vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung hôm 4/10 bay qua Nhật Bản.
Chỉ trong hai tuần qua, Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử tên lửa trong bối cảnh Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiến hành các cuộc tập trận chung giữa hai hoặc ba bên gần bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên phóng tên lửa nhằm tránh mạng lưới giám sát của liên quân Hàn-Mỹ và cũng là "chiêu cuối cùng" của nước này cân nhắc tới năng lực của Hệ thống tấn công phủ đầu bằng Kill Chain của Hàn Quốc.
Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc “lên án mạnh mẽ” hàng loạt vụ thử tên lửa đạn đạo do Triều Tiên thực hiện, coi đó là một “sự vi phạm rõ ràng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Quân đội Triều Tiên cho biết đang "nghiêm túc" theo dõi cuộc tập trận hải quân chung giữa Hàn-Mỹ có sự tham gia của hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ.
Cơ quan Quản lý Hàng không Quốc gia Triều Tiên (NAA) nêu rõ hoạt động phóng thử tên lửa của nước này là biện pháp thường lệ và mang tính tự vệ "trước những mối đe dọa quân sự trực tiếp từ Mỹ."
Hàn, Mỹ, Nhật kêu gọi Triều Tiên ngừng ngay các hành động khiêu khích và cho rằng các vụ phóng lửa mới nhất của Bình Nhưỡng vi phạm trắng trợn nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngày 6/10, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết các vụ phóng tên lửa gần đây của nước này là “biện pháp phản ứng” với các cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc.
Theo thông báo của JCS, vụ phóng này được thực hiện từ khu vực Samsok ở Bình Nhưỡng trong khoảng thời gian từ 6h01 đến 6h23 sáng, song JCS không cung cấp thêm các chi tiết khác.
Vụ phóng được thực hiện sau khi một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ được điều động tới vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên. Đây là vụ phóng thứ 6 của Triều Tiên kể từ cuối tháng 9.
Trong nghị quyết mới được thông qua, Hạ viện Nhật Bản phản đối và lên án các vụ phóng của Bình Nhưỡng bằng những ngôn từ quyết liệt nhất, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng dừng hành động khiêu khích.
Thông báo cho biết mỗi bên đã phóng 2 tên lửa hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân, đều bắn trúng mục tiêu giả định và thể hiện năng lực của liên minh trong việc răn đe các hành động gây hấn.
Hàn Quốc quyết tâm ngăn chặn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, cũng như triển khai cách tiếp cận toàn diện và cân bằng hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên là hành động gây hấn phi lý và vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.
SDF đã theo dõi đường bay của tên lửa Triều Tiên từ khi phóng đến khi rơi xuống và không thực hiện các biện pháp đánh chặn vì không có thiệt hại nào được dự báo trong lãnh thổ Nhật Bản.
Triều Tiên đã không đáp lại cuộc gọi đến thông qua đường dây liên lạc liên Triều lúc 9 giờ (theo giờ địa phương), trong khi đường dây nóng quân sự vẫn hoạt động bình thường.
Sau khi Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung, Tổng thống Hàn Quốc cảnh báo sẽ đưa ra hành động "kiên quyết."
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết Hội đồng An ninh Quốc gia của nước này sẽ họp để thảo luận về vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên.