Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022 đến nay, với số vốn ban đầu hơn 1,1 tỷ đồng, các đối tượng đã cho 302 người vay, lập 939 hợp đồng vay với lãi suất dao động từ 200% đến 900%/năm.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, phát triển hệ thống tín dụng, đa dạng loại hình cho vay nhằm ngăn chặn "tín dụng đen."
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, các ví điện tử không để các đối tượng móc nối hoạt động "tín dụng đen."
Lực lượng Công an thành phố Biên Hòa đã tạm giữ để tiến hành điều tra đối với 4 đối tượng hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn thành phố và khu vực lân cận.
Để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng chính sách cho người dân, các đại biểu kiến nghị các bộ ngành tiếp tục quan tâm, ưu tiên tập trung, bố trí nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm, mở rộng đối tượng cho vay.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như truy quét tội phạm “tín dụng đen,” bóc xóa quảng cáo trái quy định, tăng cường các giải pháp tài chính, hỗ trợ tín dụng người lao động.
Từ tháng 6/2022 đến khi bị bắt, nhóm đối tượng đã cho nhiều người ởThị xã Nghi Sơn vay với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng, lãi suất từ 3.000-6.000 đồng/1 triệu/ngày, thu lời bất chính hơn 500 triệu đồng.
Các đối tượng không sử dụng địa điểm cố định, không đặt biển hiệu cầm đồ mà sử dụng mạng Internet lập tài khoản ảo trên mạng đăng quảng cáo cho vay để khách có nhu cầu liên hệ.
Dung khai nhận đã cho vay tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng với lãi suất 109,5% đến 182,5%/năm; Thúy và Đôn khai cho vay tiền từ năm 2017 đến nay với lãi suất 109,5% đến 182,5%/năm.
CEP sẽ cung cấp cho hơn 1,41 triệu lượt công nhân, hộ gia đình công nhân vay vốn với tổng số tiền hơn 50.000 tỷ đồng; giúp công nhân lao động tăng cường thói quen tiết kiệm, tránh vay tín dụng đen.
Cả 4 điểm cho vay nặng lãi bị Công an huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa phát hiện đều có quy mô hoạt động lớn với tổng số tiền cho vay khoảng 4 tỷ đồng, lãi suất từ 3.000-5.000 đồng/1 triệu/ngày.
Với sự vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương và các già làng, người có uy tín, bà con dân tộc thiểu số đã hiểu rõ tác hại của việc cầm cố đất, bán điều non để tập trung lao động, sản xuất.
Công an TP.HCM đã rà soát, lên danh sách 367 số điện thoại liên quan đến cho vay tài chính với gần 50 đối tượng nghi vấn hoạt động cho vay "tín dụng đen" để xác minh, khởi tố 6 vụ, 32 bị can.
Không chịu đựng nổi áp lực bị khủng bố đòi nợ, bị dọa giết và những khoản lãi cao đến mức vô lý, 9 người làm đơn tố cáo vợ chồng bà P.N.D. và kêu cứu gửi đến Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2023, 3 công ty tín dụng đen đã cho vay hơn 6.072 tỷ đồng với lãi suất cao gấp từ 7-64 lần mức lãi suất cao nhất theo quy định và thu lợi bất chính hơn 4.123,4 tỷ đồng.
Từ việc rà soát, bóc gỡ tờ rơi quảng cáo cho vay tiền nhanh dán trên cột điện, tường nhà dân, Công an TP.HCM đã triệt phá nhiều vụ cho vay lãi nặng, với lãi suất lên đến gần 700%/năm.
Đại diện các tổ chức công đoàn tại Phú Yên cho biết sau đại dịch COVID-19, các đơn hàng của các công ty ngày càng bị cắt giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của công nhân, người lao động.
Phó Chủ tịch UBND xã Vân Sơn Nguyễn Thị Nga đã cùng một số đối tượng tổ chức cho nhiều cá nhân trên địa bàn huyện Triệu Sơn vay lãi nặng núp bóng dưới một cửa hiệu cầm đồ.
Theo kết quả điều tra ban đầu, cuối tháng Hai vừa qua, Lê Văn Khánh, Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Hoàng nảy sinh ý định cho người khác vay tiền với lãi suất cao nên rủ nhau vào Đắk Lắk để hoạt động.
Ngân hàng Nhà nước đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng cung ứng vốn của tổ chức tín dụng, cũng như khả năng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của người dân.