IMF nhận định việc Trung Quốc xoay trục khỏi chính sách “Không COVID” là yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng toàn cầu trong 2023, nhưng cũng cảnh báo về tác động chính sách này với lạm phát.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023, vẫn cao hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2022 là 2,7%.
Giá dầu ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) giao tháng 1/2023 giảm 55 xu Mỹ, hay 0,8%, xuống chốt phiên ở mức 71,46 USD/thùng trong khi dầu Brent chốt phiên ở mức 76,15 USD/thùng.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cảnh báo các thị trường chứng khoán thế giới sẽ vẫn biến động trong trung hạn và giảm trước khi bắt đáy cuối cùng trong năm 2023.
Barclays cho rằng năm 2023 có vẻ sẽ là một trong những năm tồi tệ nhất đối với kinh tế toàn cầu trong bốn thập kỷ qua, và các nền kinh tế tiên tiến có khả năng rơi vào suy thoái.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng ở châu Âu cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế thực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt khoảng 3,5% trong năm 2023, trong khi châu Âu và Mỹ nhiều khả năng sẽ đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Ngày 11/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong bối cảnh các nước đang chịu tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng và thực phẩm tăng...
Theo IMF, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 sẽ giảm xuống 2,7% do lãi suất tăng làm chậm đà tăng trưởng nền kinh tế Mỹ trong khi châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng.
Trong báo cáo mới nhất, OECD vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 ở mức 3%, song lại hạ dự báo trong năm 2023 xuống còn 2,2%, giảm so với mức 2,8% trong dự báo hồi tháng Sáu.
OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ 3,5% xuống 3,1% và hạ mức tăng trưởng cho năm 2023 xuống 3,1%, vì triển vọng kinh tế suy yếu hơn nữa vẫn còn.
Trong báo cáo cập nhật mang tên Triển vọng kinh tế thế giới, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, so với mức dự báo 3,6% mà tổ chức này đã đưa ra hồi tháng 4.
IMF sẽ cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu một cách đáng kể trong bản cập nhật sắp tới, giữa bối cảnh các nền kinh tế đang phải vật lộn với những lựa chọn hết sức hạn hẹp.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2022, giảm mạnh so với mức 4,5% được đưa ra hồi tháng 12 do ảnh hưởng của tình hình xung đột tại Ukraine.
Ngoài Nga và Ukraine, thiệt hại về kinh tế sẽ có thể cảm nhận rõ ở các quốc gia châu Âu, do châu lục này phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nguyên liệu thô, thực phẩm và năng lượng từ Nga và Ukraine.
Năm 2022, đà phục hồi kinh tế toàn cầu lại xuất hiện dấu hiệu chậm lại, nguyên nhân do sức ép lạm phát tăng lên rõ nét, buộc các nước chủ chốt phải áp dụng chính sách thắt chặt để kiềm chế lạm phát.
Thương mại toàn cầu sụt giảm, đẩy giá năng lượng và thực phẩm lên cao và điều này buộc IMF sẽ phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới vào tháng tới.