Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 23/1 cảnh báo nước Nhật đang trên bờ vực mất chức năng xã hội do tỷ lệ sinh giảm mạnh, do đó đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu cần giải quyết của Chính phủ nước này.
Nếu xu hướng giảm trong 10 tháng năm 2022 tiếp tục kéo dài, số trẻ em sinh ra năm 2022 tại nước này sẽ lần đầu tiên trong lịch sử thống kê giảm xuống mức dưới 800.000 trẻ.
Trong 9 tháng năm nay, chỉ có gần 600.000 trẻ được sinh tại Nhật Bản, thấp hơn 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, con số thấp nhất kể từ khi Nhật Bản bắt đầu các cuộc khảo sát về dân số hằng năm.
Trong giai đoạn từ tháng 1-6/2022, có 384.942 trẻ sơ sinh trong diện trên, giảm 20.087 trẻ so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh Nhật Bản chịu ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19.
ANU ước tính tỷ lệ trẻ em rơi vào cảnh mồ côi do COVID-19 ở Australia là 0,13, nghĩa là cứ 100 ca tử vong vì COVID-19 thì có khoảng 13 trẻ em mất cha, hoặc mẹ, hoặc cả hai.
Theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, tổng tỷ suất sinh của nước này - tức là số trẻ trung bình một phụ nữ sinh trong suốt cuộc đời - trong năm 2021 là 0,81, giảm so với 0,84 của năm 2020.
Theo thống kê do Bộ Nội vụ và An Toàn Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2021, dân số quốc gia này là 51.638.809 người - giảm 190.214 người so với 1 năm trước đó (tương đương 0,37%).
Nhật Bản ghi nhận số ca tử vong ở mức cao nhất mọi thời đại là khoảng 1,44 triệu người trong khi số ca sinh ở mức thấp kỷ lục, chỉ khoảng 810.000 người.
Sự sụt giảm dân số tại Hàn Quốc bắt nguồn từ tỷ lệ sinh thấp kéo dài vì thế hệ trẻ trì hoãn hoặc từ bỏ kết hôn, sinh con trong bối cảnh giá nhà tăng vọt và các vấn đề kinh tế ảnh hưởng.
Dự kiến Thái Lan sẽ trở thành một xã hội "già" vào năm 2023, với người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% dân số và sẽ trở thành xã hội "siêu già" vào năm 2031 hoặc 2032.
Theo kế hoạch năm 2022, ngành dân số tiếp tục chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số.
Theo chính sách mới, kể từ ngày 1/1/2022, mỗi trẻ chào đời tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc sẽ nhận "chiếc vé chào đời" trị giá 2 triệu won (1.676 USD) và khoản trợ cấp này có hiệu lực trong vòng một năm
Tỷ lệ sinh giảm mạnh ở nhiều quốc gia do kinh tế đình trệ bởi dịch COVID-19 cũng như những quan ngại về việc làm và tiền bạc sẽ dẫn đến hệ quả thiếu hụt lao động trầm trọng trong thời gian tới.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh xuống mức thấp kỷ lục có thể là do số trẻ được sinh ra ít hơn và tỷ lệ đăng ký khai sinh thấp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm gián đoạn nhiều dịch vụ.
Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc năm 2020 là 8,52 ca sinh nở/1.000 người, giảm so với 10,41 ca/1.000 người năm 2019 và là mức thấp nhất kể từ khi hoạt động thu thập dữ liệu này được thực hiện vào năm 1978.
Thủ tướng Trung Quốc đã ký sắc lệnh hủy bỏ 3 gói quy định liên quan đến chính sách sinh con, bao gồm quy định về dịch vụ công nghệ, phạt vi phạm, và người nhập cư trong việc kế hoạch hóa gia đình.
Năm 2021 là năm thứ 51 Nhật Bản ghi nhận kỷ lục về số người già trên 100 tuổi với 86.510 người, trong đó, theo giới tính, số cụ bà là 76.450 người (tăng 5.475 cụ), chiếm 88%.
Số lượng sinh giảm có nghĩa là số lượng lao động ngày càng ít đi và số lượng người nghỉ hưu tăng lên nhanh chóng, tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế và phúc lợi xã hội.
Số liệu mới nhất được công bố rộng rãi cho thấy tỷ lệ sinh của phụ nữ Trung Quốc trong năm 2020 chỉ là 1,3, xấp xỉ với Nhật Bản và thấp hơn đáng kể so với Mỹ (1,7).