Nối tiếp đà suy giảm rõ rệt trong quý 1 năm nay, kinh tế toàn cầu trong quý 2 vừa qua cũng “trượt dốc;” khả năng kinh tế toàn cầu qua khoảng thời gian khó khăn nhất và sớm phục hồi vẫn chỉ là hy vọng.
Sự thiếu hụt tiền mặt của Trung Quốc có thể khiến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trở nên xấu đi và những người thuộc tầng lớp nghèo nhất ở các quốc gia sẽ phải hứng chịu tổn thất lớn nhất.
Thông báo của Fitch cho biết việc hạ triển vọng là do sự suy giảm đang diễn ra trong hoạt động tài chính công của Mỹ và thiếu kế hoạch củng cố tài chính đáng tin trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định nâng thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2021 từ 4,17% lên 5,2% GDP nhằm tiếp tục xử lý đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và phục hồi nền kinh tế.
Do Mỹ phải triển khai các gói cứu trợ nhằm khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 nên thâm hụt ngân sách liên bang của nước này đã lên đến mức kỷ lục trong tháng Sáu với 864 tỷ USD.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) một lần nữa hạ thấp dự báo kinh tế đối với khu vực Trung Đông-Bắc Phi xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm trở lại đây do dịch COVID-19 và khủng hoảng giá dầu.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết trong tháng 6, thâm hụt ngân sách liên bang đã lên tới 863 tỷ USD, tăng 107 lần so với cùng kỳ năm ngoái, khi mức thâm hụt ngân sách chỉ là 8 tỷ USD.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sử dụng một phần ngân sách bổ sung để trợ cấp 200.000 yen/người cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ở các bệnh viện đang điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.
Tuy bị giảm sâu trong năm 2020, song Bundesbank cho rằng nền kinh tế Đức sẽ phục hồi đáng kể ngay trong hai năm tới, trong đó năm 2021, kinh tế Đức sẽ đạt tăng trưởng 3,2% và 3,8% vào năm 2022.
Bang New York là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19 ở Mỹ; hiện bang này đang đối mặt với triển vọng tài chính u ám và khoản thâm hụt ngân sách 13 tỷ USD.
Gói kích thích kinh tế mới sẽ tiếp tục hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng từ việc đóng cửa biên giới và các biện pháp cách ly xã hội do dịch COVID-19.
Trả lời phỏng vấn trước chuyến công du, tân Bộ trưởng Tài chính của Iraq Ali Allawi cho biết ưu tiên của ông là tìm kiếm các nguồn tiền để bù đắp vào thâm hụt ngân sách của Iraq.
Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nhất trong trong lịch sử 300 năm qua, với mức suy giảm được dự báo lên tới 25% trong quý 2/2020.
Bộ Tài chính Mỹ đã báo cáo khoản thâm hụt ngân sách kỷ lục 738 tỷ USD trong tháng 4/2020, giữa bối cảnh chi tiêu chính phủ tăng vọt còn nguồn thu thuế đi xuống.
Tính đến 9 giờ 9 phút tối 9/5, tổng nợ quốc gia Hàn Quốc đã ở mức 769.185 tỷ won (633 tỷ USD), tức là mỗi người dân phải gánh khoản nợ hơn 14,8 triệu won (khoảng 12.200 USD).
Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ nhấn mạnh cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã gây tổn thất khoảng 5 tỷ franc Thụy Sĩ (khoảng 5,14 tỷ USD) mỗi tuần do thiệt hại sản xuất và nguồn thu thuế giảm.