Đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh tinh thần Olympic là khát vọng chung của nhân dân thế giới vì tình hữu nghị, hòa bình và giao lưu giữa các quốc gia, cũng như các nền văn minh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố “đang cân nhắc” khả năng tẩy chay Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh trên phương diện ngoại giao để phản đối các hành động vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.
Bộ tiền xu kỷ niệm Paralympic mùa Đông 2022 bằng vàng và bạc có in logo chính thức của Paralympic, được trang trí với hình ảnh của Vạn Lý Trường Thành và những bông tuyết.
Sân vận động quốc gia Tổ chim với 80.000 chỗ ngồi sẽ là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của sự kiện thể thao quan trọng nhất thế giới - Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022.
Lễ chào mừng ngọn lửa thiêng tại Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Tháp Olympic Bắc Kinh gần sân vận động quốc gia "Tổ chim," nơi đã từng diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội mùa Hè Bắc Kinh 2008.
Nữ diễn viên Xanthi Georgiou trong vai một nữ tư tế Hy Lạp cổ đại đã sử dụng một chiếc gương lõm để hội tụ ánh nắng Mặt Trời và thắp sáng ngọn đuốc trước Đền thờ Hera 2.500 năm tuổi.
Eurovision sẽ được tổ chức tại nhà thi đấu PalaOlimpico, trong đó vòng bán kết dự kiến diễn ra vào ngày 10 và 12/5/2022 và trận chung kết vào ngày 14/5 cùng năm.
Chia sẻ niềm vui sau khi giành chiến thắng, Ian Seidenfeld đã truyền đi thông điệp ấn tượng rằng: “Khi nỗ lực bằng cả trái tim, bạn hoàn toàn có thể tiến lên phía trước và mở ra con đường thành công.”
Tính tới 22 giờ ngày 27/8 (giờ Tokyo), đoàn thể thao Trung Quốc đã giành thêm 22 huy chương, nâng tổng số huy chương của đoàn này lên 45, trong đó có 20 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc.
Thế vận hội Tokyo 2020 (Olympic Tokyo 2020) thu hút 11.483 vận động viên trong khi Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic Tokyo 2020) có 4.404 vận động viên tham gia.
Theo ước tính, khoảng 3.270 tỷ yen đến từ hoạt động chi tiêu cho việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho Thế vận hội, trong đó có Sân vận động Quốc gia và làng vận động viên.
Thế vận hội Paralympic diễn ra tại Nhật Bản là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thể thao, và cũng có thể là một cột mốc khiến chúng ta thay đổi thái độ đối với người khuyết tật.
Ngày 24/8/2021, Thế vận hội người khuyết tật Paralympic Tokyo 2020 chính thức khai mạc tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản bằng một buổi lễ có chủ đề "We Have Wings" (tạm dịch: Chúng ta có những đôi cánh).
Paralympic Tokyo có 539 nội dung thuộc 22 môn thể thao, tăng 2 môn thể thao so với kỳ thế vận hội trước, trong đó có hai môn mới xuất hiện lần đầu tiên ở Paralympic là cầu lông và taekwondo.
Paralympic Tokyo 2020 không những khơi dậy tinh thần thể thao và tinh thần đoàn kết trong người khuyết tật trên toàn thế giới, mà còn thắp sáng hy vọng cho các đối tượng yếu thế này.
Trong khi Paralympic Tokyo chuẩn bị khai mạc, số ca mới COVID-19 ở Tokyo và nhiều tỉnh khác của Nhật Bản vẫn liên tục tăng bất chấp việc chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh tay.
Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam sẽ tham dự với 15 thành viên gồm 3 huấn luyện viên; 5 cán bộ, phiên dịch, bác sỹ và 7 vận động viên tranh tài ở 3 môn là cử tạ, bơi và điền kinh.
Trung bình chỉ có 15,5 triệu lượt khán giả theo dõi Olympic Tokyo vào khung giờ vàng trên sóng truyền hình cũng như tất cả các nền tảng số của NBC, theo thống kê của NBCUniversal.
Nhiều gương mặt được kỳ vọng đã không thể tỏa sáng trên sân khấu lớn nhất của thể thao thế giới năm nay, trong đó có các tên tuổi như Kohei Uchimura, Noah Lyles hay Novak Djokovic...