Tổng thống đắc cử Joe Biden đã đề cử bà Wendy Sherman, nhà đàm phán giữ vai trò chủ chốt trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran, làm nhân vật số 2 tại Bộ Ngoại giao sau ông Antony Blinken.
EU đang trông chờ sớm làm việc với Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden về khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời bác bỏ cáo buộc của Tehran rằng EU đồng tình với các biện pháp cấm vận của Mỹ.
EC lấy làm tiếc về việc Iran nối lại việc làm giàu urani lên mức 20% tại cơ sở hạt nhân Fordow - một động thái vi phạm thỏa thuận hạt nhân mà nước này và một số cường quốc thế giới ký kết năm 2015.
Người phát ngôn của Chính phủ Iran cho biết tổ hợp Shahid Alimohammadi thuộc cơ sở hạt nhân ngầm Fordow của nước này đã bắt đầu tiến trình sản xuất urani với độ làm giàu lên tới 20% mức tinh khiết.
Nội dung lá thư khẳng định sự ủng hộ đối với việc nhanh chóng thực hiện các bước ngoại giao cần thiết để khôi phục các ràng buộc đối với chương trình hạt nhân của Iran.
Với rất nhiều lợi ích chung, Mỹ và các quốc gia GCC sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc nâng cấp quan hệ đối tác, cả về đa phương và song phương với mỗi quốc gia thành viên.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan nêu rõ: "Trước hết, chúng tôi mong chờ được tham vấn đầy đủ về những gì diễn ra liên quan đến cuộc đàm phán với Iran."
Hai quan chức đề cập đến cam kết của Moskva và Tehran đảm bảo tất cả các bên nhanh chóng quay trở lại thực thi đầy đủ các nghĩa vụ được đưa ra trong thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.
Ngoại trưởng Trung Quốc và Iran tái khẳng định cam kết đối với Thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết hồi 2015, động thái ngầm chỉ trích Mỹ vì đơn phương rút khỏi thỏa thuận lịch sử này.
Gần như tất cả các thành viên đã gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 8, tuyên bố lập trường của họ là không chia sẻ quan điểm với Mỹ.
Đại diện cấp cao của EU cho rằng Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, do đó Washington không thể khởi xướng quá trình khôi phục các lệnh trừng phạt.
Theo đại diện của Iran, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã khiến giao dịch thương mại của Iran sụt giảm kỷ lục, giá thực phẩm tăng gần gấp đôi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống y tế.
Đại diện EU cho biết, các bên tham gia đã thống nhất kiên quyết duy trì thỏa thuận Iran và tìm cách đảm bảo việc thực thi đầy đủ thỏa thuận này bất chấp những thách thức hiện nay đang đặt ra.
Bộ ngoại giao Nga cho rằng Mỹ đã tự loại mình khỏi tư cách thành viên JCPOA và do đó tự tước bỏ các quyền và cơ hội sử dụng các cơ chế được quy định trong thỏa thuận.
Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết Anh, Pháp và Đức nhất trí với mục tiêu của Mỹ là duy trì lệnh cấm vận, nhưng cần phải đạt được sự đồng thuận với Nga và Trung Quốc.
UAE và Israel có lịch sử hợp tác lâu dài trong việc chống lại ảnh hưởng của Iran, nhưng động thái mới nhất cho thấy sự hợp tác được tăng cường trong các vấn đề gồm cả liên minh Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar.
Saudi Arabia đã xây dựng một cơ sở xử lý, tách ôxít urani ra khỏi quặng dưới sự trợ giúp của Trung Quốc. Thông tin này được các quan chức phương Tây tiết lộ với phóng viên báo Wall Street Journal.