Trong tuyên bố ngày 9/8, Văn phòng thư ký của GCC cho rằng việc Iran tiếp tục can thiệp vào các quốc gia láng giềng khiến Liên hợp quốc cần thiết phải gia hạn lệnh cấm.
Tehran đã yêu cầu các bên tham gia còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran bảo vệ các lợi ích của Tehran theo quy định của thỏa thuận này và không đầu hàng trước chính sách của Mỹ.
Mỹ cho biết nước này đang cân nhắc "mọi khả năng" nhằm khôi phục lệnh cấm trên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó cấm bán vũ khí thông thường cho Iran.
Iran tuyên bố "có thể có một giải pháp thích hợp" đối với đề nghị của IAEA về việc Tehran cho phép tiếp cận 2 địa điểm mà IAEA cho là liên quan hoạt động hạt nhân tại nước này.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell lên án Mỹ vì quyết định chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt đối với các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Iran nêu rõ việc chấm dứt miễn trừ trừng phạt với những bên còn lại tham gia thỏa thuận hạt nhân hoàn toàn "không ảnh hưởng tới công việc của Iran" trong việc phát triển chương trình hạt nhân.
Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018 và mô tả thỏa thuận được ký kết dưới thời Tổng thống Barack Obama là “thỏa thuận tồi tệ nhất từ trước đến nay."
Sau 5 năm áp đặt, lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Iran dự kiến sẽ được dỡ bỏ vào tháng 10/2020, thời điểm mà Tehran đang rất mong chờ.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nêu rõ: "Nhà nước bảo trợ cho khủng bố và bài Do Thái hàng đầu thế giới này không nên được phép mua hoặc bán vũ khí thông thường."
Ngoại trưởng Mỹ cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nên gia hạn lệnh cấm vận trước khi Iran leo thang bạo lực và bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới ở khu vực Trung Đông.
Iran tuyên bố không có nghĩa vụ phải cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) tiếp cận một số cơ sở ở quốc gia này khi cho rằng những đề nghị đó là dựa trên những "thông tin bịa đặt."
Tổng thống Mỹ thúc đẩy chính sách "gây sức ép tối đa" để buộc Tehran đàm phán một thỏa thuận rộng hơn, trong đó Iran phải cắt giảm hơn nữa hoạt động hạt nhân và chấm dứt chương trình tên lửa.
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi nhấn mạnh Iran cần phải tôn trọng thỏa thuận hạt nhân then chốt ký với các cường quốc trên thế giới vào năm 2015.
Đại diện cấp cao của EU Josep Borrell nêu rõ Anh, Pháp, Đức và Iran đã nhất trí không đi tới một thời hạn cụ thể nào về việc giải quyết tranh cãi về thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015.
Động thái mới sẽ cho phép EU có thêm thời gian thuyết phục Iran quay trở lại tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân sau khi Tehran đã thực hiện một loạt biện pháp giảm bớt thực thi cam kết.
Hai bên thống nhất về tầm quan trọng của việc giảm leo thang căng thẳng và phối hợp với các đối tác quốc tế nhằm tìm ra một giải pháp ngoại giao cho tình hình hiện nay.