Nếu không nhanh chóng trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Biden sẽ phải đối mặt với nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh tàn khốc.
Ngoại trưởng Israel Yair Lapid khẳng định quan ngại nghiêm trọng về thỏa thuận hạt nhân Iran đang được đàm phán tại Áo, dù ông cam kết sẽ sửa chữa "những sai lầm" với Mỹ trong thời gian gần đây.
Theo thỏa thuận, các dữ liệu và hình ảnh ở một số cơ sở hạt nhân Iran sẽ được lưu giữ và gửi cho IAEA. Thỏa thuận này đáng lẽ đã hết hạn vào ngày 24/5 vừa qua nhưng sau đó được gia hạn thêm 1 tháng.
Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 62 xu (0,8%) lên 76,18 USD/thùng, dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 75 xu (1,0%) lên 74,05 USD/thùng, đây là mức đóng cửa cao nhất cho hai loại dầu này kể từ tháng 10/2018.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ lạc quan vào khả năng đạt được thỏa thuận ngay cả khi Iran vừa bầu tổng thống mới, là một chính trị gia được đánh giá là có quan điểm cứng rắn.
Đại diện EU nhận định các bên liên quan đang tới “rất gần” một thỏa thuận và có thể giúp khu vực Trung Đông trở nên an toàn hơn, đồng thời giảm bớt những khó khăn với nền kinh tế Iran.
Cuộc bầu cử tổng thống khó có khả năng thay đổi lập trường đàm phán của Iran, bởi cho dù ai là tổng thống, mọi thỏa thuận - nếu có - cũng đều phải qua được "cửa ải" của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei.
Phát biểu trên do Ngoại trưởng Iran đưa ra trong cuộc gặp Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell bên lề Diễn đàn Ngoại giao Antalya tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ Ngoại giao Pháp cho biết “những bất đồng lớn vẫn tiếp tục tồn tại” khi đại diện các nước gặp nhau ở Vienna nhằm tìm kiếm một bước đột phá về vấn đề hạt nhân Iran.
Vòng đàm phán thứ 6 bắt đầu với cuộc họp của Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và EU tại tầng hầm một khách sạn sang trọng, trong khi Mỹ tham dự theo hình thức gián tiếp từ một khách sạn gần đó.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố, việc Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 82 triệu người Iran là "tội ác chống lại loài người."
Iran giành lại quyền bỏ phiếu sau khi Mỹ cho phép Tehran sử dụng khoản tiền đang bị phong tỏa tại Hàn Quốc để thanh toán 16,2 triệu USD tiền nợ tổ chức toàn cầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman thông báo tiến trình đàm phán về cách thức khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 sẽ được nối lại vào cuối tuần này.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi -trưởng đoàn đàm phán của Iran - cho biết sau 10 ngày thương lượng tại Vienna, các bên tham gia đàm phán xác định rằng họ cần về nước để tham vấn thêm.
Việc kéo dài các cuộc đàm phán để đưa Tehran và Washington trở lại tuân thủ toàn bộ hiệp ước có nghĩa là quá trình xóa bỏ các lớp trừng phạt của Mỹ sẽ bắt đầu sau cuộc bỏ phiếu ngày 18/6.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ những trở ngại gồm thực tế vòng đàm phán diễn ra theo hình thức gián tiếp - vì Iran từ chối các cuộc thảo luận trực tiếp với Mỹ, và các vấn đề phức tạp.
Đại diện của phái đoàn Nga cho hay các bên đều bày tỏ sẵn sàng làm việc hết sức mình để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và hoàn tất vòng đàm phán một cách thành công càng sớm càng tốt.
Tiến trình thỏa thuận dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran đạt được những tiến triển đã đẩy giá dầu đi xuống do những lo ngại về sự gia tăng nguồn cung.