Bên lề kỳ họp Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đã có những trao đổi với báo chí về những đánh giá liên quan đến kết quả của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm qua.
Công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 được đánh giá là chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn được giao.
Để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ ban hành Nghị quyết thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15.
Thủ tướng yêu cầu triển khai các phong trào thi đua ngay từ đầu năm theo tinh thần chủ đề điều hành của Chính phủ năm 2023 "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả."
Các đơn vị liên quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách.
Các lĩnh vực có vi phạm lãng phí ngân sách nhà nước chủ yếu là giao thông, xây dựng, mua sắm đầu tư các trang, thiết bị y tế, giáo dục, cho vay ngân hàng, lĩnh vực thuế, bảo hiểm xã hội...
Tiết kiệm, chống lãng phí và chống tham ô, tham nhũng là hai mặt của vấn đề nâng cao tính hiệu quả trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, củng cố sức mạnh của Đảng, Nhà nước và lòng tin của nhân dân.
Kết cấu hạ tầng của nước ta đã có những bước tiến rõ rệt; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cơ bản đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Sáng 18/11, tại Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí."
Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nêu rõ siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.
Cử tri TP Hồ Chí Minh thống nhất với Báo cáo giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 của Đoàn giám sát Quốc hội, đặc biệt lưu ý chống tham nhũng trong hoạt động đầu tư công.
Theo đại biểu Siu Hương (Gia Lai), trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, yếu tố đầu tiên phải đề cập đến là con người.
Sáng 31/10, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Báo cáo chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” sẽ được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 4 sắp tới.
Ngày 12/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của HHĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HHĐND và đại biểu HĐND.
Dự kiến Phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 12/9 và bế mạc vào ngày 15/9. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi ý Đoàn giám sát của Quốc hội nghiên cứu về việc phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách sâu rộng trong toàn xã hội.
Nêu rõ tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng “một tỷ đồng mà thực sự cần thiết thì chi ngay, nhưng 1 đồng mà không cần thiết thì cũng không chi."
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ những lĩnh vực còn tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cần tập trung khắc phục trong thời gian tới của Hà Nội.