Việt Nam bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 từ tháng 3/2021 cho các nhóm đối tượng ưu tiên từ 18 tuổi trở lên và đã mở rộng dần nhóm đối tượng tiêm chủng.
UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các huyện, thành khẩn trương chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn quản lý nhập số liệu các mũi tiêm còn thiếu, "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng trước ngày 14/9 tới.
Quảng Ninh tập trung tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, đảm bảo cho năm học mới an toàn.
Bộ Y tế cho biết tính đến 5/8 vừa qua, cả nước đã tiêm được 247.339.252 mũi, tuy nhiên, trên hệ thống ghi nhận 233.747.367 mũi tiêm; hiện còn khoảng 14 triệu mũi tiêm chưa được cập nhật lên hệ thống.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát các quy định của pháp luật về việc tiêm vaccine phòng COVID-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 4/6/2022.
Bên cạnh việc chia sẻ vaccine, Chính phủ Australia cũng đang cung cấp gói hỗ trợ toàn diện trị giá 60 triệu đôla Australia để hỗ trợ việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 2/5, Indonesia công bố ba trẻ em tử vong tại một bệnh viện ở Jakarta hồi tháng Tư do nghi mắc bệnh viêm gan bí ẩn với các triệu chứng vàng da, buồn nôn, tiêu chảy.
Tính đến ngày 24/4, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam là 212.600.099 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 194.590.198 liều.
Hộ chiếu vaccine điện tử là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do Bộ Y tế cấp cho người dân, sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh châu Âu ban hành.
Việt Nam có khoảng 11,8 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19, trong số đó ước tính đến nay có khoảng 8,2 triệu trẻ chưa mắc COVID-19.
Người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và được cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sẽ được cấp hộ chiếu vaccine.
Giới chức quản lý y tế ở nhiều bang của Mỹ cho rằng họ đang chuyển hướng cách thức phòng chống dịch COVID-19, bởi nhu cầu xét nghiệm và tiêm chủng của người dân đã giảm mạnh.
Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 69 ca tử vong do COVID-19, cao hơn trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua (67 ca/ngày), đồng thời có thêm 179.640 bệnh nhân khỏi bệnh.
Kiên Giang đặt mục tiêu trong quý 1/2022 phải hoàn thành việc tiêm phòng COVID-19 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi phải hoàn thành trong tháng Hai.
Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm trên cả nước là 192.865.977 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.110.836 liều và tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.755.141 liều.
Hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận về một loạt vấn đề nổi trội hiện nay như lạm phát, bình thường hóa các chính sách và chuyển đổi số nhằm hỗ trợ các nước thành viên nhóm phục hồi kinh tế.
Theo quy định mới, chứng nhận tiêm chủng của người dân và người cư trú tại Australia sẽ được xem là hết hạn nếu họ không tiêm mũi tăng cường trong vòng 6 tháng kể từ ngày ngày tiêm mũi 2.
Tính đến ngày 4/2 vừa qua, 78,8% dân số Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19, trở thành 1 trong 20 quốc gia hàng đầu có tỷ lệ dân số hoàn thành tiêm chủng cao nhất.