Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 1.230 lễ hội; trong đó, lễ hội dân gian, truyền thống chiếm gần 70%, lễ hội tôn giáo chiếm hơn 21%, lễ hội lịch sử cách mạng hơn 8%, còn lại là các lễ hội khác.
Theo các chuyên gia, nhiều vấn đề cốt lõi liên quan đến công nghiệp văn hóa, nông thôn, văn hóa dân gian, bảo tồn di sản hay là quản lý Nhà nước về văn hóa cần được hoàn thiện về mặt luật pháp.
Giáo sư-tiến sỹ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết các công trình gửi tham dự giải giảm nhiều so với năm trước cả về số lượng và chất lượng.
Liên hoan có 65 tiết mục, đa dạng, phong phú về thể loại như diễn tấu chiêng đồng, chiêng tre, độc tấu đàn T’rưng, thổi khèn, thổi sáo, hát đối đáp, hòa tấu nhạc cụ, hát dân ca, múa dân gian dân vũ...
Dân tộc Khmer là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở An Giang, tập trung đông nhất ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên; sở hữu kho tàng di sản văn hóa đặc sắc và đa dạng.
Chương trình nghệ thuật đường phố đặc sắc lần đầu tiên được tổ chức tại Thái Nguyên có sự tham gia của trên 300 diễn viên, nghệ nhân đến từ 16 đoàn nghệ thuật trong cả nước.
Tại lễ hội, du khách có thể tìm hiểu bản sắc Cossack qua những sàn diễn giới thiệu cuộc sống của người Cossack trong các sự kiện lớn của gia đình như mừng năm mới, tiễn chồng, con ra chiến trường...
Hoạt động Trung Thu tại khu phố cổ Hà Nội hấp dẫn với những gian hàng đồ chơi truyền thống, không gian phá cỗ trông Trăng của gia đình Hà Nội xưa và chương trình nghệ thuật ca múa dân gian.
Lễ hội Điện Huệ Nam (Thừa Thiên-Huế) là nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, Di sản Văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh.
Để thực hiện các MV này, Sèn Hoàng Mỹ Lam đã tìm đến những bản làng sâu nhất của vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ghi lại những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Rối nước Đồng Ngư là một trong 14 phường rối nước còn hoạt động, mỗi phường rối có nét đặc trưng riêng không chỉ ở mỗi tích trò mà còn là lối thể hiện.
Tượng gỗ, đặc biệt là tượng nhà mồ, là một kho tàng nghệ thuật phong phú chứa đựng tín ngưỡng dân gian, đồng thời phản ánh đời sống tâm linh của người Bahnar, Jrai - 2 tộc người chính Bắc Tây Nguyên.
Nhiều người trẻ tuổi đã góp phần kết nối và làm sống lại nhiều giá trị tưởng chừng như đã mai một, không còn xuất hiện nhiều trong đời sống đương đại một cách hiện đại và dễ hiểu.
Tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, du khách quốc tế đắm mình trong chương trình nghệ thuật đặc sắc của nền văn hóa Chăm, thưởng thức các vũ điệu nghệ thuật dân gian Chăm trong không gian huyền thoại.
Văn hóa dân gian chính là nguồn tài nguyên dồi dào cho những người làm văn hóa nghệ thuật khai thác, phát huy tính sáng tạo, góp phần đưa văn hóa dân gian đến gần hơn với cuộc sống hiện đại.
Với những nét độc đáo, võ cổ truyền Bình Định đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia; đây là sự tôn vinh cho sức sống mãnh liệt gắn liền với văn hóa-lịch sử của một vùng đất địa linh nhân kiệt.
Nhà 5 gian truyền thống là một trong những kiến trúc độc đáo chứa đựng cả lịch sử, văn hóa dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt hơn, bạn đã bao giờ thấy quần thể kiến trúc này dựng trên 'mái nhà'?
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định về việc xây dựng Đề án “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch."
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, thành phố Hưng Yên đã thông báo dừng các công việc, nhiệm vụ liên quan đến việc triển khai Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến.
Trong hai ngày 12 và 13/12/2020, ở Hà Nội diễn ra Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại năm 2020 với nhiều hoạt động giới thiệu, trình diễn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội.