Bộ Tài chính cho biết ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước 11 tháng năm 2022 mới đạt 52,43% kế hoạch; trong số đó vốn trong nước đạt 60,25% (cùng kỳ năm 2021 đạt 69,19%).
Thủ tướng chia sẻ với những khó khăn mà TP.HCM đã và đang gặp, đặc biệt thành phố với vai trò là đầu tàu kinh tế, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các địa phương, bộ, ngành phấn đấu, phát triển.
Chiều 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thành phố Hồ Chí Minh về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ triển khai công trình trọng điểm.
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Sở Giao thông Vận tải, Ban quản lý dự án các địa phương phải tập trung cao độ, có thái độ kiên quyết đối với tất cả các nhà thầu có năng lực thi công yếu kém.
Thủ tướng đề nghị Lâm Đồng chú trọng hợp tác, liên kết phát triển vùng thực chất, hiệu quả, để Lâm Đồng trở thành động lực tăng trưởng của Tây Nguyên và cả nước về du lịch, dịch vụ, nông nghiệp.
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên-Túy Loan nếu được triển khai sẽ hoàn thiện năng lực khai thác kết nối lưu thông của Đà Nẵng và khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn việc giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Theo Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tính đến nay, đã có 66.300 tỷ đồng thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế-xã hội được giải ngân.
Theo Tổng cục Thống kê, số vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do có 5 dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng Vines.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định với kết quả tăng trưởng 10 tháng năm đạt 9,97%, tăng trưởng kinh tế cả năm của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt khoảng 9,44%, cao hơn kế hoạch đề ra.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng nhà quản lý cần có nhóm giải pháp quyết liệt, tích cực hơn để có thể đạt khối lượng giải ngân vốn đầu tư công cao vào thời điểm ngày 31/1/2023.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương mong muốn các bộ ngành, địa phương phải chuẩn bị trước các thủ tục hành chính để giải ngân vốn đầu tư công để tránh tình trạng dồn dập.
Bộ Tài chính sẽ tập trung rà soát để kịp thời sửa đổi, hoàn thiện các quy định liên quan góp phần đảm bảo cho việc mua và đấu thầu vật tư y tế và thuốc cũng như đảm bảo nguồn cung xăng, dầu tốt nhất.
Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/10/2022 là trên 297.774 tỷ đồng, đạt 46,44% kế hoạch và đạt 51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương nghiên cứu, chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư công với chất lượng, tiêu chuẩn cao nhất.
Dự án cải tạo, nâng cấp Thư viện Quốc gia Việt Nam (giai đoạn 1) đã thực hiện hơn 90% khối lượng được phê duyệt; giải ngân được khoảng 70% trong tổng giá trị dự toán của 6 gói thầu.
Kế hoạch đầu tư công có chất lượng phải đáp ứng yêu cầu, nguyên tắc lập kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, bám sát và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ...
Với khối lượng giải ngân kế hoạch còn lại rất lớn 20.194 tỷ đồng, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đẩy mạnh giải ngân tại các dự án giao thông.
Các yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như giá dịch vụ khám-chữa bệnh theo yêu cầu, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc cũng thường tăng vào giai đoạn chuyển mùa và thời điểm lễ Tết cuối năm.