Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Đỗ Văn Minh, giữ nguyên bản án sơ thẩm ở mức tử hình với 4 tội giết người; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; hủy hoại tài sản; xâm hại mồ mả.
Sau khi hoãn 1 lần, Tòa phúc thẩm quyết định tiến hành xét xử dù bị cáo Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương) tiếp tục có đơn xin vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Bị cáo Trần Phương Bình không có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt, cũng chưa hoàn trả hết số tiền đã chiếm đoạt của Ngân hàng Đông Á nên Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm.
Phiên sơ thẩm trước đó đã tuyên phạt cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Ngày 29/11/2021, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường.
Phiên tòa phúc thẩm được mở để xem xét kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó Chủ tịch UBNDThành phố Hồ Chí Minh) và các bị cáo liên quan sai phạm trong việc giao "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn.
Viện KSND thành phố Hà Nội đề nghị xét xử phúc thẩm vụ án, buộc Công ty Nhật Cường phải nộp lại khoản tiền 221 tỷ đồng thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu để tịch thu sung quỹ Nhà nước.
Tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án tại Công ty Gang thép Thái Nguyên, Tòa đã tuyên y án sơ thẩm đối với 9 bị cáo và giảm nhẹ hình phạt cho 3 bị cáo do đã khắc phục toàn bộ hậu quả và lý do sức khỏe.
Dự kiến, phiên tòa sẽ được diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 9/11 đến hết ngày 12/11/2021); Hội đồng xét xử trong vụ án gồm 3 người, do Thẩm phán Mã Anh Tài làm chủ tọa phiên tòa.
Ngày 9/11, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 12 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát tại Công ty TISCO.
Nội dung kháng cáo của các bị cáo chủ yếu là xin giảm nhẹ hình phạt, xin miễn trách nhiệm hình sự đối với các sai phạm trong Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Mặc dù không có khả năng làm visa đi Hàn Quốc nhưng do thiếu tiền chi tiêu, Nguyễn Văn Chinh đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức nhận "làm visa" để xuất cảnh sang Hàn Quốc.
Các bị cáo mong muốn Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét bối cảnh thực hiện hành vi phạm tội, xem xét điều kiện về nhận thức chưa đầy đủ, thiếu thông tin về dự án.
Đến thời điểm hiện nay, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC) đã rút đơn kháng cáo.
Trong vụ án tại BIDV, tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm đối với 3 bị cáo có kháng cáo đồng thời chấp nhận 1 phần kháng cáo về tài sản kê biên của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Các bị cáo nguyên là cán bộ BIDV là người có chức vụ, trách nhiệm quản lý tiền của Nhà nước nhưng đã làm trái quy định, cấp tín dụng trái quy định gây thiệt hại cho ngân hàng.
Dự kiến, phiên tòa xét xử phúc thẩm sẽ được diễn ra trong ba ngày, từ 28/6 đến hết ngày 30/6, và do Thẩm phán Nguyễn Văn Sơn, Chánh Tòa Kinh tế (Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội) làm chủ tọa.
Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án gồm 3 người, do Thẩm phán Đặng Đình Lực làm chủ tọa phiên tòa; dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong khoảng 2 ngày (từ 24/6 đến hết ngày 25/6 tới).
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa do bị cáo Phùng Ngọc Khánh có kháng cáo nhưng vắng mặt; một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có kháng cáo nhưng cũng vắng mặt.