Cộng đồng người Việt tại Mỹ sở hữu hơn 300.000 cơ sở kinh doanh, trong đó có nhiều doanh nghiệp chuyên phân phối hàng hóa cho cộng đồng, trở thành cầu nối để đưa hàng hóa Việt Nam sang Mỹ.
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu trong quý 4/2020 xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, hướng tới hoàn thành mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 40 tỷ USD trở lên.
Việt Nam và Ấn Độ đều là những nước có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và hai nước có nhiều không gian để thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.
Chuyên gia kiểm dịch thực vật của Mỹ Timothy Westbrook hiện đang làm việc tại Việt Nam, như vậy tiến độ kiểm dịch thực vật đối với các lô trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ được đẩy nhanh.
Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều biến động theo dòng chảy lịch sử để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Hiện tại, trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 150 xe container chở thanh long, ước tính 3.000 tấn quả, xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Kim Thành của Lào Cai.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, việc phát triển thị trường trong nước sẽ có tác dụng giảm áp lực xuất khẩu giúp tăng giá xuất khẩu và khai thác thị trường 100 triệu dân qua đó thúc đẩy sản xuất.
Đến hết tháng 6/2020, đã có gần 27.000 tấn quả vải được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Kim Thành-Lào Cai, kim ngạch đạt trên 14,8 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019.
Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa, xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhất là các sản phẩm nông sản có thế mạnh.
Việc nông sản Việt chinh phục các thị trường thế giới không chỉ thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần định hình lại ngành sản xuất quy mô hơn, tiêu chuẩn cao và chuyên nghiệp hơn.
Ngành nông nghiệp Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới; trong đó, ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới.
Sản lượng vải thiều thuộc vùng vải sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế của Hải Dương hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu sang các thị trường cao cấp.
Tại các cửa khẩu quốc tế ở Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh vẫn còn xe hàng tồn trong khi cửa khẩu tại Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu không có tình trạng tồn, thậm chí còn xuất khẩu xe hàng của tỉnh khác.
Các tỉnh, thành phố rà soát, thông báo tới các doanh nghiệp, trước mắt tạm dừng đưa hàng nông sản, nhất là mặt hàng hoa quả lên khu vực Lạng Sơn để chờ thông quan hết số hàng đang tồn đọng.
Tỉnh đã thành lập tổ lái xe chuyên vận hành xe hàng sang bến bãi phía Trung Quốc, sau khi trả hàng xong trở về Việt Nam được cách ly tạm thời tại ngay tại cửa khẩu.
Tuần lễ quảng bá và tiêu thụ thanh long ruột đỏ của Việt Nam vừa diễn ra hiệu quả tại 3 bang đông dân nhất của Australia là New South Wales, Victoria và Tây Australia.
Lạng Sơn khuyến cáo doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các thông tin, tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh để chủ động trong việc thu hoạch, thu mua hàng hóa.
Đoàn công tác của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) làm việc với Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông, thủy sản qua cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam.