Trong báo cáo ổn định tài chính toàn cầu công bố ngày 5/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi ngày càng vững chắc hơn nhưng khu vực tài chính vẫn là hiểm họa tiềm tàng trong tiến trình này.
Hệ thống tài chính vẫn rất dễ bị tổn thương, các nguy cơ về cung cấp tài chính cho các ngân hàng và chính phủ vẫn lớn trong khi cải cách tài chính vẫn chưa hoàn tất.
Báo cáo cũng nêu rõ tiến bộ trong quá trình ổn định tài chính toàn cầu lại bị thụt lùi ở các nước phát triển với các thị trường tài chính vẫn rất nhạy cảm đối với các biến động tài chính tiêu cực. Lòng tin vào khu vực tài chính vẫn phục hồi chậm chạp do gánh nặng nợ công, những thách thức về nguồn tài chính cho các ngân hàng và sự mất ổn định đang tăng lên về giai đoạn sắp tới của tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Ông Jose Vinals, Cố vấn tài chính và Giám đốc tiền tệ và thị trường vốn của IMF cho rằng khu vực tài chính vẫn là “gót chân Asin” của tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu và triển vọng tài chính thế giới vẫn ảm đạm do sự không ổn định trong triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.
Báo cáo của IMF lưu ý rằng hệ thống ngân hàng của thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều tổn thương về cơ cấu. Các ngân hàng Mỹ vẫn vật lộn với những khiếm khuyết trong thị trường bất động sản trong khi các ngân hàng châu Âu phải đối phó với chi phí tài trợ cao do nguy cơ nợ chủ quyền tăng.
Các ngân hàng trên toàn cầu phải tái tài trợ trên 4.000 tỷ USD trong hai năm tới trong khi chính phủ các nước dự kiến tăng phát hành trái phiếu chính phủ. Những nhân tố này phơi trần hệ thống ngân hàng trước các cơn sốc tiềm tàng về tài trợ và các thị trường trái phiếu chính phủ. Tài trợ và nguồn vốn bị hạn chế nếu không được giải quyết có thể phá hoại sự phục hồi tín dụng.
IMF dự báo khả năng chuyển dịch của cải từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi do các hiểm họa ở các nền kinh tế mới nổi đã giảm trong sáu tháng qua và các nền kinh tế này đã đưa mức nợ trở lại gần như trước khủng hoảng./.
Hệ thống tài chính vẫn rất dễ bị tổn thương, các nguy cơ về cung cấp tài chính cho các ngân hàng và chính phủ vẫn lớn trong khi cải cách tài chính vẫn chưa hoàn tất.
Báo cáo cũng nêu rõ tiến bộ trong quá trình ổn định tài chính toàn cầu lại bị thụt lùi ở các nước phát triển với các thị trường tài chính vẫn rất nhạy cảm đối với các biến động tài chính tiêu cực. Lòng tin vào khu vực tài chính vẫn phục hồi chậm chạp do gánh nặng nợ công, những thách thức về nguồn tài chính cho các ngân hàng và sự mất ổn định đang tăng lên về giai đoạn sắp tới của tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Ông Jose Vinals, Cố vấn tài chính và Giám đốc tiền tệ và thị trường vốn của IMF cho rằng khu vực tài chính vẫn là “gót chân Asin” của tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu và triển vọng tài chính thế giới vẫn ảm đạm do sự không ổn định trong triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.
Báo cáo của IMF lưu ý rằng hệ thống ngân hàng của thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều tổn thương về cơ cấu. Các ngân hàng Mỹ vẫn vật lộn với những khiếm khuyết trong thị trường bất động sản trong khi các ngân hàng châu Âu phải đối phó với chi phí tài trợ cao do nguy cơ nợ chủ quyền tăng.
Các ngân hàng trên toàn cầu phải tái tài trợ trên 4.000 tỷ USD trong hai năm tới trong khi chính phủ các nước dự kiến tăng phát hành trái phiếu chính phủ. Những nhân tố này phơi trần hệ thống ngân hàng trước các cơn sốc tiềm tàng về tài trợ và các thị trường trái phiếu chính phủ. Tài trợ và nguồn vốn bị hạn chế nếu không được giải quyết có thể phá hoại sự phục hồi tín dụng.
IMF dự báo khả năng chuyển dịch của cải từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi do các hiểm họa ở các nền kinh tế mới nổi đã giảm trong sáu tháng qua và các nền kinh tế này đã đưa mức nợ trở lại gần như trước khủng hoảng./.
(TTXVN/Vietnam+)