Tiếp tục Hội nghị trực tuyến, chiều 27/4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Theo nội dung Đề án của Chính phủ, mục tiêu chung của việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế là tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân 7-8% năm thời kỳ 2011-2020; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc với lạm phát thấp và các nền tảng vĩ mô vững mạnh; góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia...
Đề án đưa ra định hướng chủ yếu tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gồm các bộ phận: Hệ thống các tổ chức tín dụng; thị trường chứng khoán, các định chế tài chính; đầu tư công; doanh nghiệp Nhà nước, phát triển mạnh quy mô và nâng cao chất lượng doanh nghiệp dân doanh; cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với các vùng, điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm. Đề án cũng đề xuất 13 nhóm giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế và tổ chức thực hiện.
Góp ý về Đề án này, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, cần xây dựng Đề án với ba trụ cột chính là 3 đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, trong đó, xác định 3 lĩnh vực ưu tiên thực hiện gồm: Cơ cấu lại mà trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính mà trọng tâm là ngân hàng, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp Nhà nước.
Ủy ban Kinh tế cũng nhất trí với các nhóm giải pháp lớn trong Đề án của Chính phủ gồm: Xây dựng Chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ trong trung và dài hạn; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; ổn định kinh tế vĩ mô-vừa là tiền đề, vừa là mục tiêu của việc tái cơ cấu nền kinh tế; tái cơ cấu đầu tư, bao gồm cả đầu tư công và đầu tư của các thành phần kinh tế; tái cơ cấu thị trường tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp; đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ; nhóm giải pháp xã hội và bảo vệ môi trường.
Tán thành quan điểm đề xuất của Ủy ban kinh tế, tuy nhiên đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) cho rằng, Đề án cần xác định rõ hơn mục tiêu tăng trưởng theo từng giai đoạn, phân tích một cách khách quan hơn, chi tiết hơn về tình hình, diễn biến kinh tế vùng. Ông Vinh cho rằng, hiện nay, khu vực kinh tế này phát triển chưa tập trung, chưa phát huy được thế mạnh của vùng. Đề án cũng cần chú ý đến vấn đề hiện tại, chất lượng tăng trưởng chung, tính cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, vì vậy cần hài hòa các chỉ tiêu phát triển giữa các vùng.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giải pháp tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các đại biểu: Trương Minh Hoàng (Cà Mau), Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) có quan điểm: Tái cơ cấu ngân hàng trước tiên phải kiểm soát được các hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng để đánh giá, chấm điểm minh bạch, công khai các đơn vị này. Đặc biệt, cần quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý triệt để tình trạng tín dụng đen, núp dưới danh nghĩa cầm đồ đang ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo đề xuất, trong năm 2012 cần phải phải ban hành trần lãi vay theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay, phát triển sản xuất.
Đối với giải pháp tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, cần phải bắt đầu từ việc minh bạch hóa toàn bộ hoạt động của các đơn vị này, nhất là vốn chủ sở hữu, vốn vay, định hướng hoạt động.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế cần đi đôi với việc tái cơ cấu nguồn nhân lực, cơ cấu lại lao động, bởi, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đảm bảo cho thành công của Đề án./.
Theo nội dung Đề án của Chính phủ, mục tiêu chung của việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế là tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân 7-8% năm thời kỳ 2011-2020; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc với lạm phát thấp và các nền tảng vĩ mô vững mạnh; góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia...
Đề án đưa ra định hướng chủ yếu tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gồm các bộ phận: Hệ thống các tổ chức tín dụng; thị trường chứng khoán, các định chế tài chính; đầu tư công; doanh nghiệp Nhà nước, phát triển mạnh quy mô và nâng cao chất lượng doanh nghiệp dân doanh; cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với các vùng, điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm. Đề án cũng đề xuất 13 nhóm giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế và tổ chức thực hiện.
Góp ý về Đề án này, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, cần xây dựng Đề án với ba trụ cột chính là 3 đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, trong đó, xác định 3 lĩnh vực ưu tiên thực hiện gồm: Cơ cấu lại mà trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính mà trọng tâm là ngân hàng, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp Nhà nước.
Ủy ban Kinh tế cũng nhất trí với các nhóm giải pháp lớn trong Đề án của Chính phủ gồm: Xây dựng Chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ trong trung và dài hạn; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; ổn định kinh tế vĩ mô-vừa là tiền đề, vừa là mục tiêu của việc tái cơ cấu nền kinh tế; tái cơ cấu đầu tư, bao gồm cả đầu tư công và đầu tư của các thành phần kinh tế; tái cơ cấu thị trường tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp; đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ; nhóm giải pháp xã hội và bảo vệ môi trường.
Tán thành quan điểm đề xuất của Ủy ban kinh tế, tuy nhiên đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) cho rằng, Đề án cần xác định rõ hơn mục tiêu tăng trưởng theo từng giai đoạn, phân tích một cách khách quan hơn, chi tiết hơn về tình hình, diễn biến kinh tế vùng. Ông Vinh cho rằng, hiện nay, khu vực kinh tế này phát triển chưa tập trung, chưa phát huy được thế mạnh của vùng. Đề án cũng cần chú ý đến vấn đề hiện tại, chất lượng tăng trưởng chung, tính cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, vì vậy cần hài hòa các chỉ tiêu phát triển giữa các vùng.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giải pháp tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các đại biểu: Trương Minh Hoàng (Cà Mau), Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) có quan điểm: Tái cơ cấu ngân hàng trước tiên phải kiểm soát được các hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng để đánh giá, chấm điểm minh bạch, công khai các đơn vị này. Đặc biệt, cần quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý triệt để tình trạng tín dụng đen, núp dưới danh nghĩa cầm đồ đang ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo đề xuất, trong năm 2012 cần phải phải ban hành trần lãi vay theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay, phát triển sản xuất.
Đối với giải pháp tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, cần phải bắt đầu từ việc minh bạch hóa toàn bộ hoạt động của các đơn vị này, nhất là vốn chủ sở hữu, vốn vay, định hướng hoạt động.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế cần đi đôi với việc tái cơ cấu nguồn nhân lực, cơ cấu lại lao động, bởi, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đảm bảo cho thành công của Đề án./.
Quang Vũ (TTXVN)