Ngày 4/11, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) và Dự án ASEAN về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III) đã tổ chức “Hội thảo về định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ”.
Trong 2 ngày hội thảo, sẽ có nhiều bài thuyết trình của các chuyên gia cao cấp đến từ Đức và Cục Sở hữu trí tuệ, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các cơ chế định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Theo ông Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, định giá tài sản trí tuệ là cơ sở cho hàng loạt các hoạt động kinh tế quan trọng như chuyển giao tài sản trí tuệ, mua bán, góp vốn... Việc này giúp doanh nghiệp xác định tài sản thực của mình, tạo cơ sở hoạch định chiến lược đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Hiện, các hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày càng sôi động, khẳng định được vai trò là một công cụ hữu hiệu bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, "tài sản trí tuệ vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của nó, một phần nguyên nhân là do chúng ta chưa giải quyết được một số vấn đề liên quan, đặc biệt là định giá tài sản trí tuệ," ông Quân nói.
Ông Quân cũng cho hay định giá tài sản trí tuệ còn là một vấn đề khá mới và phức tạp ở Việt Nam. Do đó, sự giúp đỡ của Ban Quản lý dự án ECAP III sẽ là cơ hội tốt để những nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp tiếp thu thông tin và kinh nghiệm của châu Âu. Từ đó xác định phương hướng và các phương pháp định giá tài sản trí tuệ phù hợp với hoàn cảnh tại Việt Nam.
Dự án ECAP III do Liên minh châu Âu và Cơ quan Sáng chế châu Âu tài trợ với tổng ngân sách 5,1 triệu Euro. ECAP III sẽ được triển khai từ 2010-2013 nhằm giúp các nước ASEAN hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại thế giới./.
Trong 2 ngày hội thảo, sẽ có nhiều bài thuyết trình của các chuyên gia cao cấp đến từ Đức và Cục Sở hữu trí tuệ, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các cơ chế định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Theo ông Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, định giá tài sản trí tuệ là cơ sở cho hàng loạt các hoạt động kinh tế quan trọng như chuyển giao tài sản trí tuệ, mua bán, góp vốn... Việc này giúp doanh nghiệp xác định tài sản thực của mình, tạo cơ sở hoạch định chiến lược đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Hiện, các hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày càng sôi động, khẳng định được vai trò là một công cụ hữu hiệu bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, "tài sản trí tuệ vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của nó, một phần nguyên nhân là do chúng ta chưa giải quyết được một số vấn đề liên quan, đặc biệt là định giá tài sản trí tuệ," ông Quân nói.
Ông Quân cũng cho hay định giá tài sản trí tuệ còn là một vấn đề khá mới và phức tạp ở Việt Nam. Do đó, sự giúp đỡ của Ban Quản lý dự án ECAP III sẽ là cơ hội tốt để những nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp tiếp thu thông tin và kinh nghiệm của châu Âu. Từ đó xác định phương hướng và các phương pháp định giá tài sản trí tuệ phù hợp với hoàn cảnh tại Việt Nam.
Dự án ECAP III do Liên minh châu Âu và Cơ quan Sáng chế châu Âu tài trợ với tổng ngân sách 5,1 triệu Euro. ECAP III sẽ được triển khai từ 2010-2013 nhằm giúp các nước ASEAN hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại thế giới./.
Trung Hiền (Vietnam+)