Tại sao "Chiến tranh nguội" Mỹ-Trung còn tồi tệ hơn Chiến tranh Lạnh?

Trái ngược với những tín hiệu hòa hoãn trong cuộc chiến thương mại, đọ sức quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng.
Tại sao "Chiến tranh nguội" Mỹ-Trung còn tồi tệ hơn Chiến tranh Lạnh? ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: Reuters)

Theo mạng tin channelnewasia, trong những năm gần đây, lo ngại về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai cường quốc này nên được mô tả là một cuộc "chiến tranh nguội", được thể hiện không chỉ bởi phạm vi lợi ích theo kiểu cũ, chiến tranh ủy nhiệm, và đe dọa "phá hủy lẫn nhau", mà còn bởi sự kết hợp chưa từng có tiền lệ giữa cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực và mối quan hệ tương tác sâu sắc giữa hai nước.

Cho dù không có đe dọa hủy diệt hạt nhân như trong Chiến tranh Lạnh, song kết quả thua-thua chắn chắn sẽ xảy ra trong "cuộc chiến tranh nguội" này - không chỉ bởi vì trong một hòan cảnh mà cả Mỹ và Trung Quốc đều có được một lợi thế hơn so với đối thủ còn lại, thì bên thua cuộc có thể hành động liều lĩnh để kéo cả đối thủ xuống vực cùng với mình. Nhưng khả năng thắng-thua hay thậm chí là thắng-thắng cũng vẫn có thể xảy ra.

Thế nào là một cuộc chiến tranh nguội?

Cho dù điều gì xảy ra, một cuộc chiến tranh như vậy sẽ gây ảnh hưởng trên toàn cầu. Chiến tranh thương mại đang diễn ra, do Tổng thống Mỹ Donald Trump châm ngòi hồi mùa Hè năm 2018, là một ví dụ điển hình của chiến tranh nguội.

Trong khi Liên Xô là một nền kinh tế khép kín, thì trong 4 thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã "cải cách và mở cửa", trở thành một trong ba trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu hàng đầu thế giới, cùng với Mỹ và Đức.

Trong bối cảnh các nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với phần còn lại của thế giới, mọi người sẽ được lợi nếu chiến tranh thương mại được giải quyết.

Đó là lý do tại sao thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" là một tin tức tốt lành. Tuy nhiên, bước tiếp theo vẫn còn chưa chắc chắn. Nếu thỏa thuận này bị đổ vỡ và xung đột tiếp tục leo thang, thì Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến tới cắt đứt các mối quan hệ trực tiếp.

Tuy nhiên, do các chuỗi cung ứng toàn cầu có mối quan hệ đan xen chặt chẽ khó có thể tháo gỡ, nên Mỹ và Trung Quốc sẽ vẫn liên kết với nhau một cách gián tiếp. Do đó, mặc dù kinh tế thế giới sẽ bị tái định hình, và mọi người phải gánh chịu thêm phí tổn từ tranh chấp thương mại gia tăng, thì việc các hệ thống thương mại hoàn toàn tách biệt và cạnh tranh với nhau sẽ không xảy ra.

Thật không may, thương mại là lĩnh vực duy nhất mà cạnh tranh tổng lực chiến lược không phải là một quân bài có thể sử dụng. Tranh cãi về an ninh quốc gia Mỹ và Trung Quốc ngày càng bị cho là đang theo đuổi cách tiếp cận tổng bằng không theo kiểu Chiến tranh Lạnh đối với vấn đề an ninh quốc gia, đe dọa sẽ dẫn tới một cuộc cạnh tranh song phương trên nhiều lĩnh vực và cực kỳ gây lãng phí, liên quan tới tất cả mọi thứ từ quốc phòng và sáng tạo tới tài chính và ý thức hệ.

Giống như cuộc chay đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh, sự cạnh tranh như vậy có thể dẫn tới điều mà nhà sinh thái học người Mỹ Garrett Hardin gọi là "bi kịch của các nguồn tài nguyên chung": Mọi người sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên có sẵn, không tính tới những tác động tiêu cực đối với xã hội (bao gồm chính cả bản thân họ).

Các nguồn tài nguyên mà Mỹ và Trung Quốc đổ vào cuộc cạnh tranh trên mọi mặt giữa hai nước - và cả những tài nguyên mà các nước khác phải bỏ ra để thích nghi với môi trường chiến lược mới - sẽ làm giảm giá trị được tạo ra thông qua thương mại và đầu tư quốc tế.

Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ, cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ dẫn tới việc hình thành hai môi trường sinh thái sáng tạo riêng biệt, mỗi môi trường có những tiêu chuẩn và những công nghệ cốt lõi khác nhau.

Điều này sẽ khiến chi phí cho nghiên cứu và phát triển tăng lên rất nhiều, đồng thời làm tăng thêm rủi ro có những gián đoạn hệ thống gây nhiều tổn hại - một bước thụt lùi tai hại sau nhiều thập kỷ toàn cầu hóa.

Sự đổ vỡ từng mảnh như vậy sẽ phá hủy hệ thống quản lý toàn cầu. Các thể chế đa phương hiện đã đang phải chịu nhiều căng thẳng - ba trong số đó là Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và Tổ chức Thương mại Thế giới - sẽ phải dừng hoạt động, làm ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định trên toàn thế giới.

Những "bức tường thành" khác của nền kinh tế toàn cầu, ví dụ như các hệ thống thanh toán, tương tự cũng sẽ bị đổ vỡ.

Làm thế nào để xây dựng niềm tin?

Để tránh viễn cảnh đó, Mỹ và Trung Quốc phải có những bước đi xây dựng niềm tin, củng cố hợp tác, và cải thiện kỷ luật chính sách. Điều này không có nghĩa là họ phải nhất trí với nhau về mọi việc.

Thay vào đó, giống như câu nói của người Trung Quốc "không đánh nhau không thành bạn", hai nước phải bày tỏ sự bất đồng của mình một cách rõ ràng và tôn trọng đối phương, đồng thời phải xác định những giới hạn đỏ của mình một cách trung thực.

Ví dụ, Mỹ cần phải đồng ý không thách thức Trung Quốc về mô hình phát triển cơ bản, hệ thống chính trị, hay ý thức hệ của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là phải hạn chế cách tiếp cận "toàn bộ do chính phủ chi phối" đối với các mối quan hệ mà Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chủ trương ủng hộ - và cáo buộc Trung Quốc đang sử dụng - trong năm 2018.

Cạnh tranh chiến lược là điều không thể tránh khỏi, nhưng không phải bất kỳ công cụ hay chủ đề nào cũng có thể được sử dụng. Thật may mắn, có những dấu hiệu cho thấy ít nhất là các nhà đàm phán thương mại Mỹ công nhận những giới hạn đỏ về ý thức hệ của Trung Quốc.

Điều này không phải để nói rằng Trung Quốc không phải nhượng bộ gì - hoặc không sẵn sàng chấp nhận làm điều đó. Theo yêu cầu của Mỹ, và những mục tiêu cải tổ cấu trúc dài hạn của chính Trung Quốc, Bắc Kinh cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế và hệ thống tài chính của mình.

Để hỗ trợ cho nỗ lực này, chính phủ Trung Quốc đang phát triển mạnh các cụm đô thị năng động, ví dụ như Greater Bay Area, cũng như có các biện pháp nhằm cải thiện tính bền vững, giảm tham nhũng, tổ chức bộ máy nhà nước, và giải quyết vấn đề bất bình đẳng.

Trung Quốc cũng thể hiện thiện chí hợp tác cung cấp hàng hóa toàn cầu bằng việc tham gia các thể chế và thỏa thuận đa phương như hiệp định khí hậu Paris 2015 (hiệp định mà Mỹ đã rút khỏi). Và Trung Quốc đang sử dụng sự giàu có của mình để đầu tư vào sáng tạo và hỗ trợ phát triển những khu vực bên ngoài lãnh thổ của mình.

Quản lý một cuộc "chiến tranh nguội"

"Chiến tranh nguội" đe dọa sẽ làm xói mòn những nỗ lực này, bởi vì việc đối diện với Mỹ trên bàn đàm phán buộc Trung Quốc phải củng cố lập trường của mình.

Biện pháp này đảm bảo rằng sự gián đoạn gây ra bởi "chủ nghĩa ăn xổi" của Mỹ sẽ không tạo ra một mối đe dọa có tính hệ thống trong dài hạn đối với Trung Quốc, cho dù chúng gây tổn hại tới tổng thể nền kinh tế toàn cầu.

"Chiến tranh nguội" Mỹ-Trung sẽ gây ra nhiều tác động và nghiêm trọng hơn cuộc Chiến tranh Lạnh trước đây. Để tối thiểu hóa ảnh hưởng, hai nước sẽ buộc phải thừa nhận rằng trong một thế giới liên kết với nhau những nỗ lực nhằm củng cố lập trường của riêng mình sẽ là thất sách khi chúng làm xói mòn sự ổn định và tính năng động của toàn cầu.

Chiến tranh thương mại đã cho thấy rất rõ bài học này. Tuy nhiên, điều không may là hầu như chẳng có lý do gì để tin rằng các nước đã rút ra được bài học này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục