Tại sao giảm cân bằng phương pháp ăn kiêng chắc chắn sẽ thất bại?

Theo một nghiên cứu lạc quan nhất, 80% những người nỗ lực giảm cân sẽ trở lại mức cân cũ trong vài năm sau.
Tại sao giảm cân bằng phương pháp ăn kiêng chắc chắn sẽ thất bại? ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: npr.org)

"Sự thật không chỉ được chứng minh một lần rằng việc giảm cân bằng phương pháp ăn kiêng gần như không thể đạt được hiệu quả trường kỳ. Không chỉ có vậy ăn kiêng giảm cân còn gây ra rất nhiều những phản ứng nghiêm trọng và tác dụng phụ. Khi tôi phát hiện những điều này, tôi đã dừng việc khống chế ăn uống trong cả một năm, không cân và hằng ngày đều luyện tập. Hiện tại, cân nặng của tôi đã duy trì trạng thái ổn định."

Sandra Aamodt, nhà văn khoa học người Mỹ, đã chia sẻ về câu chuyện này trong cuốn sách "Tại sao ăn kiêng lại khiến bạn béo hơn."

Sandra Aamodt từng là chuyên gia về thần kinh, những kinh nghiệm bản thân khiến cô tò mò về quan hệ giữa não bộ và cân nặng. Cô muốn tìm hiểu bộ não đã làm thế nào để điều tiết cân nặng, và bằng cách nào để tìm ra bằng chứng chứng minh cho việc ăn kiêng hoàn toàn không có tác dụng giảm cân.

[Những mẹo giảm cân hiệu quả với 30 phút chạy bộ mỗi ngày]

Trong cuốn sách của mình, cô đã trình bày về 3 kết luận: con người không thể khống chế cân nặng của mình; giảm cân bằng ăn kiêng sẽ đi đến thất bại; nhất định phải luyện tập hằng ngày để nâng cao sức khỏe.

Bộ não sẽ xác định cân nặng mà nó nỗ lực để duy trì

Sandra Aamodt phát hiện cân nặng lý tưởng của một người không phải là thứ mà anh ấy có thể quyết định mà sẽ được bộ não quyết định dựa theo cơ sở yếu tố di truyền và trải nghiệm cuộc sống.

"Cũng giống như việc cơ thể hằng ngày đều cần ngủ một thời gian nhất định, bộ não của mỗi người cũng đều có một giới hạn cân nặng mà nó cần nỗ lực để duy trì," Sandra Aamodt giải thích.

Hệ thống điều tiết này nằm ở vùng dưới đồi (hypothalamus,) một vùng của bộ não có liên quan đến rất nhiều chức năng hành vi của cơ thể ví dụ điều tiết thân nhiệt, điều tiết quy chế sinh học, cảm giác đói...

Hệ thống điều tiết nhận được các tín hiệu khác nhau như dự trữ lipid, chỉ số đường trong máu, lượng nạp thức ăn; đồng thời có thể phản hồi về sự thèm ăn và trao đổi chất, có nghĩa là vùng dưới đồi quyết định số lượng năng lượng cần thiết để vận hành bộ máy cơ thể, để duy trì cân nặng ổn định.

Cân nặng của Sandra Aamodt có độ dao động trong khoảng 5kg. Những người thường xuyên vận động sẽ có xu hướng giảm xuống, còn những người thường ngồi ì một chỗ sẽ có xu hướng tăng lên.

Ngoài ra, cân nặng tiêu chuẩn cũng sẽ tăng lên cùng với tuổi tác. Bởi vậy, khi cân nặng của một người tăng lên và duy trì sự thừa cân trong vài năm thì bộ não của anh ta sẽ xác định cân nặng mục tiêu cũng tăng lên bởi bộ não cho rằng cân nặng mới sẽ là một giá trị tham khảo.

"Đối với bộ não, không có thứ gọi là quá cân, chỉ có cân nặng ổn định mà nó cần duy trì," Sandra Aamodt nói. Không may mắn rằng tất cả mọi phương pháp ăn kiêng trên thế giới đều không thể giảm được phạm vi cân nặng tiêu chuẩn mà bộ não đã xác định.

Để tìm hiểu về cân nặng tiêu chuẩn mà bộ não xác định, Sandra Aamodt đã dùng phương pháp sau: cô chỉ ăn khi cảm thấy đói và khi có cảm giác no sẽ dừng lại. Cô phát hiện làm như vậy liên tục trong 6 tháng, cân nặng sẽ ổn định và trở thành cân nặng tiêu chuẩn mà não bộ xác định.

"Hiện tại, người ta thường xuyên sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI để đánh giá mức độ cơ thể gầy hay béo của một người qua chiều cao và cân nặng, cơ thể liệu có khỏe mạnh hay không tuy nhiên chỉ số này không thể nói lên được vấn đề. Chỉ số này chỉ để đo độ béo gầy của người dân một quốc gia chứ không thể phản ánh cân nặng tiêu chuẩn của mỗi cá thể.

Sandra Aamodt giải thích rằng: "Rất nhiều người bị coi là quá cân theo chỉ số BMI nhưng thực tế bộ não của họ cho rằng đó lại là mức cân tiêu chuẩn."

Ăn kiêng giảm cân càng dễ béo

Sandra Aamodt cho rằng việc giảm cân bằng ăn kiêng chắc chắn sẽ thất bại. "Theo một nghiên cứu lạc quan nhất, 80% những người nỗ lực giảm cân sẽ trở lại mức cân cũ trong vài năm sau, trong khi đó đa số các nghiên cứu cho thấy hiện tượng hồi lại sẽ phát sinh 100%."

Tại sao giảm cân bằng phương pháp ăn kiêng chắc chắn sẽ thất bại? ảnh 2(Nguồn: Getty Images)

Sandra Aamodt nói rằng: "Kết quả 15 cuộc nghiên cứu dài hơi cho thấy so với những người không ăn kiêng, những người ăn kiêng có nguy cơ béo phì cao hơn, đặc biệt là những người vốn có cân nặng bình thường."

Hiện tượng này hoặc có thể dùng phản ứng bộ não để giải thích như sau: bộ não sẽ kích thích lượng thức ăn vào cơ thể, và phải dự trữ năng lượng cho lần ăn kiêng tiếp theo. Những thay đổi dài hạn trong quá trình chuyển hóa do ăn kiêng cũng trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Một chương trình truyền hình thực tế của Mỹ từng tổ chức một cuộc điều tra theo dõi những người giảm hơn 50kg cho thấy những thay đổi trong sự trao đổi chất sẽ kéo dài ít nhất 6 năm và trọng lượng của những người này lại tăng 40kg.

Tập luyện và dừng ăn khi cảm thấy no

Cuối cùng, Sandra Aamodt chỉ ra rằng với một cân nặng bình thường người ta cũng không thể đảm bảo sức khỏe.

Một cuộc điều tra trong 14 năm với 11.000 tình nguyện viên của Mỹ chỉ ra rằng dù một người béo hay gầy thì 4 thói quen xấu sau đây cũng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong: hút thuốc, ngồi ì một chỗ, ăn quá ít rau củ qủa và uống rượu vô độ.

"Phương pháp duy nhất để duy trì cân nặng lý tưởng là luyện tập hằng ngày, dừng ăn khi bắt đầu chạm ngưỡng no. Ban đầu, muốn làm điều này cần sự cố gắng bởi cuộc sống của chúng ta đang tràn ngập sự cám dỗ của đồ ăn tuy nhiên khi đã nuôi dưỡng thành thói quen thì mọi việc sẽ diễn ra một cách tự nhiên," Sandra Aamodt./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục