Tại sao máy bay MH17 của Malaysia lại bay qua vùng chiến sự?

Tại sao các chuyến bay dân sự lại không được điều hướng ra khỏi bầu trời Ukraine, và các vùng có chiến sự được xác định như thế nào trong thời đại ngày nay?
Tại sao máy bay MH17 của Malaysia lại bay qua vùng chiến sự? ảnh 1Những đường bay cắt qua bầu trời Crimea đều đã bị cấm, song điều tương tự lại không được cảnh báo ở miền đông Ukraine.. (Nguồn: thedailybeast.com)

Những đường bay cắt qua bầu trời Crimea đều đã bị cấm, song điều tương tự lại không được cảnh báo ở miền đông Ukraine. Có lẽ bay trên độ cao hơn 8.000 m so với mặt đất đã tạo ra cảm giác an toàn giả cho chuyến bay dân sự này.

Cả Mỹ và Ukraine đều cho rằng máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi bởi một tên lửa trong khi bay qua không phận miền Đông Ukraine. Tình báo Mỹ cho biết đã phát hiện cả việc phóng tên lửa và cả vụ nổ trên không, mặc dù không thể chứng minh được rằng tên lửa là do lực lượng nổi dậy kích hoạt.

Điều này nhanh chóng làm dấy lên câu hỏi: Tại sao các chuyến bay dân sự lại không được điều hướng ra khỏi bầu trời Ukraine, và các vùng có chiến sự được xác định như thế nào trong thời đại ngày nay?

Trong khi vùng trời Crimea được cho là nguy hiểm bởi các hoạt động không quân, thì miền Đông Ukraine lại không bị cấm, mặc dù đã có hai máy bay quân sự của Ukraine bị bắn hạ trong tuần qua.

 

Sự thật đáng sợ ở đây là việc ngày càng khó xác định vị trí của những vũ khí nguy hiểm trên toàn thế giới. Thậm chí một tên lửa vác vai đất đối không cũng có thể bắn hạ một chiếc máy bay đang cất cánh hoặc đang hạ cánh.

 

Vào năm 2002, nhóm khủng bố Al Muhajiroom đã bắn hai quả tên lửa vác vai nhằm vào một chiếc máy bay Boeing 757 của Israel khi máy bay này đang cất cánh ở Mombasa, Kenya, nhưng đã bắn trượt trong gang tấc. Các chuyên gia an ninh sân bay từ lâu đã lo ngại rằng việc giám sát vòng ngoài là không đủ chặt chẽ để có thể kiểm soát được những nơi có khả năng lắp đặt các loại tên lửa như vậy.

 

Mối đe dọa của tên lửa đối với các máy bay dân dụng trở nên nguy hiểm nhất khi cất cánh và hạ cánh, chứ không phải khi nó đã đạt tới độ cao hơn 8.000 m so với mặt đất.

 

Vấn đề này càng trở nên đáng lo ngại khi các lực lượng quân đội tự phát, không rõ thuộc về phe nào – như lực lượng nổi dậy tại Ukraine chẳng hạn – lại đang sử dụng những quả tên lửa có khả năng đạt tới độ cao gần 22.000 m. Điều này có nghĩa là bất kỳ máy bay dân dụng nào cũng có thể bị bắn hạ.

 

Các hãng hàng không và phi công của họ bay qua bầu trời Ukraine có lẽ đã cho rằng độ cao bay lớn có thể giúp các chuyến bay tránh khỏi những quả tên lửa vác vai mà lực lượng khủng bố được trang bị. 

 

Cuộc tấn công quân sự nhắm tới một máy bay dân dụng thảm khốc nhất lại là khi tàu USS Vincennes của Mỹ khai hỏa một tên lửa phá hủy hoàn toàn máy bay Airbus của Iran trên vịnh Ba Tư vào năm 1988, khiến 299 người thiệt mạng, trong đó có 66 trẻ em. Đội tàu đã nhầm lẫn chiếc máy bay dân dụng với một tên lửa trong thời kỳ căng thẳng ở vùng Vịnh.

Còn đối với việc điều tra vụ máy bay MH17, nơi máy bay rơi giờ đã bị mất dấu vết bởi hoạt động của các lực lượng địa phương./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục