Gần đây, nhiều người được "tận mắt" chứng kiến trang phục cung đình triều Nguyễn của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng.
Bộ sưu tập có 12 hiện vật bao gồm một áo hoàng bào, một áo hoàng hậu, hai áo mã tiên của vũ công Bát dật trong dàn Nhã nhạc triều Nguyễn và một áo thuộc trang phục tuồng, một áo hoàng tử cùng một số áo đại triều của quan và hoàng thân triều Nguyễn.
Đây là bộ sưu tập trong số hơn 40 trang phục cung đình triều Nguyễn mà Nguyễn Hữu Hoàng đang sở hữu, được trưng bày từ Festival Huế 2012 đến nay.
Bộ sưu tập là kết quả sau hơn 20 năm cất công sưu tầm; trong đó còn có một áo hoàng bào của vua mà giới nghiên cứu hiện nay đang còn nhiều tranh cãi về chủ nhân của chiếc áo.
Trước đó, trong một lần ra vùng Cùa (tỉnh Quảng Trị), anh Hoàng tình cờ được chiêm ngưỡng chiếc áo của vua Nguyễn với hai mươi hình rồng năm móng được thêu nổi mặt trước, sau, trên cánh tay và cổ áo. Phía trước ngực thêu chữ Thọ.
Áo hoàng bào thường được vua mặc trong các dịp thượng triều, thêu viên long (rồng cuộn tròn) bằng tơ vàng. Dù áo đã phai màu và có một số chỗ đứt chỉ nhưng với kinh nghiệm trong sưu tầm, anh Hoàng biết đích xác đó là áo hoàng bào, kích cỡ dài 1,07m, trùng khớp kích cỡ của vua Hàm Nghi.
Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định hoàng bào của vị vua nào, vì theo giới nghiên cứu, vua Duy Tân, Khải Định cũng có thân hình nhỏ gọn như thế.
Theo tiến sỹ Sử học Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đây là những bộ trang phục đặc biệt quý hiếm trong số cổ vật ít ỏi còn lại của triều Nguyễn về chủng loại này, có giá trị cao về mặt văn hóa và lịch sử.
Đặc biệt, chiếc hoàng bào dù chưa xác định cụ thể của vị vua nào nhưng những họa tiết trên áo, từ mỹ thuật đến chất liệu đều đạt đến mức hoàn hảo. Đây cũng là một trong những cơ sở để phục chế trang phục triều Nguyễn về sau này.
Tại Thừa Thiên-Huế, để phục vụ các kỳ Festival, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế còn phối hợp với nhà nghiên cứu Trịnh Bách phục hồi thành công 128 bộ trang phục vũ công dành cho múa Bát dật Văn và Bát dật Võ, sử dụng trong các nghi lễ tế Giao (lễ tế trời diễn ra tại đàn Nam Giao nhằm mục đích cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân dân no ấm và đất nước phồn vinh…).
Dự án nghiên cứu phục hồi trang phục triều Nguyễn được khởi động từ năm 2008. Từ những tư liệu, hình ảnh sử sách còn ghi lại, các nhà nghiên cứu đã tiến hành công phu và khoa học, tập hợp các nghệ nhân, lựa chọn và đặt hàng đúng chất liệu vải và màu sắc cũng như công nghệ sản xuất theo đúng nguyên bản./.
Bộ sưu tập có 12 hiện vật bao gồm một áo hoàng bào, một áo hoàng hậu, hai áo mã tiên của vũ công Bát dật trong dàn Nhã nhạc triều Nguyễn và một áo thuộc trang phục tuồng, một áo hoàng tử cùng một số áo đại triều của quan và hoàng thân triều Nguyễn.
Đây là bộ sưu tập trong số hơn 40 trang phục cung đình triều Nguyễn mà Nguyễn Hữu Hoàng đang sở hữu, được trưng bày từ Festival Huế 2012 đến nay.
Bộ sưu tập là kết quả sau hơn 20 năm cất công sưu tầm; trong đó còn có một áo hoàng bào của vua mà giới nghiên cứu hiện nay đang còn nhiều tranh cãi về chủ nhân của chiếc áo.
Trước đó, trong một lần ra vùng Cùa (tỉnh Quảng Trị), anh Hoàng tình cờ được chiêm ngưỡng chiếc áo của vua Nguyễn với hai mươi hình rồng năm móng được thêu nổi mặt trước, sau, trên cánh tay và cổ áo. Phía trước ngực thêu chữ Thọ.
Áo hoàng bào thường được vua mặc trong các dịp thượng triều, thêu viên long (rồng cuộn tròn) bằng tơ vàng. Dù áo đã phai màu và có một số chỗ đứt chỉ nhưng với kinh nghiệm trong sưu tầm, anh Hoàng biết đích xác đó là áo hoàng bào, kích cỡ dài 1,07m, trùng khớp kích cỡ của vua Hàm Nghi.
Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định hoàng bào của vị vua nào, vì theo giới nghiên cứu, vua Duy Tân, Khải Định cũng có thân hình nhỏ gọn như thế.
Theo tiến sỹ Sử học Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đây là những bộ trang phục đặc biệt quý hiếm trong số cổ vật ít ỏi còn lại của triều Nguyễn về chủng loại này, có giá trị cao về mặt văn hóa và lịch sử.
Đặc biệt, chiếc hoàng bào dù chưa xác định cụ thể của vị vua nào nhưng những họa tiết trên áo, từ mỹ thuật đến chất liệu đều đạt đến mức hoàn hảo. Đây cũng là một trong những cơ sở để phục chế trang phục triều Nguyễn về sau này.
Tại Thừa Thiên-Huế, để phục vụ các kỳ Festival, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế còn phối hợp với nhà nghiên cứu Trịnh Bách phục hồi thành công 128 bộ trang phục vũ công dành cho múa Bát dật Văn và Bát dật Võ, sử dụng trong các nghi lễ tế Giao (lễ tế trời diễn ra tại đàn Nam Giao nhằm mục đích cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân dân no ấm và đất nước phồn vinh…).
Dự án nghiên cứu phục hồi trang phục triều Nguyễn được khởi động từ năm 2008. Từ những tư liệu, hình ảnh sử sách còn ghi lại, các nhà nghiên cứu đã tiến hành công phu và khoa học, tập hợp các nghệ nhân, lựa chọn và đặt hàng đúng chất liệu vải và màu sắc cũng như công nghệ sản xuất theo đúng nguyên bản./.
Quốc Việt (TTXVN)