Sáng 23/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Trong những năm gần đây, tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia.
Theo Báo cáo của Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004-2009 của Ban Chỉ đạo 130/CP: trong năm năm qua, cả nước xảy ra gần 1.590 vụ với gần 2.890 đối tượng, lừa bán gần 4.010 nạn nhân; trong đó trên 60% tổng số vụ mua bán sang Trung Quốc.
Những địa phương xảy ra nhiều là Hà Giang có hơn 130 vụ, Lào Cai với 105 vụ, Lạng Sơn có 95 vụ, Quảng Ninh hơn 70 vụ, Hà Nội và Nghệ An có gần 70 vụ, Lai Châu với gần 60 vụ.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhất định, nhưng tình hình tội phạm mua bán người nói chung, mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng vẫn còn diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng với tính chất, quy mô và thủ đoạn phạm tội ngày càng nghiêm trọng, tinh vi.
Vì vậy, việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, có hiệu lực pháp lý cao; trong đó quy định một cách tập trung, thống nhất những vấn đề có tính nguyên tắc định hướng cho công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là một đòi hỏi khách quan nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đang đặt ra và bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
Quan điểm của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thống nhất với cơ quan soạn thảo về việc lấy tên gọi của dự thảo luật này là Luật phòng, chống mua bán người, bởi qua thực tiễn phòng, chống tệ nạn mua bán người thời gian qua ở Việt Nam, hành vi mua bán người được phát hiện, xử lý chủ yếu là hành vi phạm tội đơn lẻ, số vụ việc do các đường dây mua bán người thực hiện không nhiều nên lấy tên gọi của Luật như vậy bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tại Việt Nam.
Về việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm mua bán người, cơ quan thẩm tra dự thảo luật cho rằng cần quy định theo hướng khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo không nhất thiết phải báo tin bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền mà có thể linh hoạt thực hiện bằng nhiều hình thức khác như điện thoại, Fax, Internet hoặc trực tiếp khai báo.
Thảo luận về những vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho rằng cần quy định rõ các hành vi như thế nào là buôn bán người, những hỗ trợ cụ thể cho nạn nhân của tệ nạn này.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đề nghị cần quy định chi tiết hơn trách nhiệm của cơ quan hành chính địa phương trong việc hỗ trợ nạn nhân của nạn mua bán người. Các đại biểu cũng góp ý Ban soạn thảo cần nghiên cứu, chỉnh sửa lại quy định đơn vị, cơ sở có nhiệm vụ tiếp nhận, hỗ trợ các nạn nhân mua bán người thay vì Ủy ban Nhân dân cấp xã vì quy định như vậy là không khả thi.
Trao đổi tại phiên họp, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết việc ban hành Luật phòng, chống mua bán người là hết sức cần thiết, tuy nhiên, Luật cũng cần quy định rõ giới hạn trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba lại cho rằng thực chất tình hình của tội phạm mua bán người rất phức tạp, vì vậy nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật để từ đó xây dựng các biện pháp phòng chống tệ nạn này.
Theo bà Thu Ba, dự thảo Luật nên tách theo hướng nhóm các biện pháp phòng chống và nhóm các hình thức xử lý; trong đó, nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn này bao hàm trách nhiệm của cả gia đình và xã hội.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh việc xây dựng Luật phòng, chống mua bán người là cần thiết; và lưu ý cơ quan soạn thảo chú trọng công tác phòng ngừa, ngăn chặn nạn mua bán người; xây dựng các quy định trong mối tương quan giữa phòng và chống. Ban soạn thảo cũng cần nghiên cứu để các quy định của Luật có tính khả thi cao hơn.
Ngoài ra, cần xác định rõ khái niệm về nạn nhân của tệ nạn nguy hiểm cho xã hội này, đồng thời quy định cụ thể việc hỗ trợ nạn nhân ngay từ khi phát hiện chứ không để chờ đến khi có bản án./.
Trong những năm gần đây, tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia.
Theo Báo cáo của Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004-2009 của Ban Chỉ đạo 130/CP: trong năm năm qua, cả nước xảy ra gần 1.590 vụ với gần 2.890 đối tượng, lừa bán gần 4.010 nạn nhân; trong đó trên 60% tổng số vụ mua bán sang Trung Quốc.
Những địa phương xảy ra nhiều là Hà Giang có hơn 130 vụ, Lào Cai với 105 vụ, Lạng Sơn có 95 vụ, Quảng Ninh hơn 70 vụ, Hà Nội và Nghệ An có gần 70 vụ, Lai Châu với gần 60 vụ.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhất định, nhưng tình hình tội phạm mua bán người nói chung, mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng vẫn còn diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng với tính chất, quy mô và thủ đoạn phạm tội ngày càng nghiêm trọng, tinh vi.
Vì vậy, việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, có hiệu lực pháp lý cao; trong đó quy định một cách tập trung, thống nhất những vấn đề có tính nguyên tắc định hướng cho công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là một đòi hỏi khách quan nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đang đặt ra và bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
Quan điểm của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thống nhất với cơ quan soạn thảo về việc lấy tên gọi của dự thảo luật này là Luật phòng, chống mua bán người, bởi qua thực tiễn phòng, chống tệ nạn mua bán người thời gian qua ở Việt Nam, hành vi mua bán người được phát hiện, xử lý chủ yếu là hành vi phạm tội đơn lẻ, số vụ việc do các đường dây mua bán người thực hiện không nhiều nên lấy tên gọi của Luật như vậy bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tại Việt Nam.
Về việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm mua bán người, cơ quan thẩm tra dự thảo luật cho rằng cần quy định theo hướng khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo không nhất thiết phải báo tin bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền mà có thể linh hoạt thực hiện bằng nhiều hình thức khác như điện thoại, Fax, Internet hoặc trực tiếp khai báo.
Thảo luận về những vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho rằng cần quy định rõ các hành vi như thế nào là buôn bán người, những hỗ trợ cụ thể cho nạn nhân của tệ nạn này.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đề nghị cần quy định chi tiết hơn trách nhiệm của cơ quan hành chính địa phương trong việc hỗ trợ nạn nhân của nạn mua bán người. Các đại biểu cũng góp ý Ban soạn thảo cần nghiên cứu, chỉnh sửa lại quy định đơn vị, cơ sở có nhiệm vụ tiếp nhận, hỗ trợ các nạn nhân mua bán người thay vì Ủy ban Nhân dân cấp xã vì quy định như vậy là không khả thi.
Trao đổi tại phiên họp, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết việc ban hành Luật phòng, chống mua bán người là hết sức cần thiết, tuy nhiên, Luật cũng cần quy định rõ giới hạn trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba lại cho rằng thực chất tình hình của tội phạm mua bán người rất phức tạp, vì vậy nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật để từ đó xây dựng các biện pháp phòng chống tệ nạn này.
Theo bà Thu Ba, dự thảo Luật nên tách theo hướng nhóm các biện pháp phòng chống và nhóm các hình thức xử lý; trong đó, nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn này bao hàm trách nhiệm của cả gia đình và xã hội.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh việc xây dựng Luật phòng, chống mua bán người là cần thiết; và lưu ý cơ quan soạn thảo chú trọng công tác phòng ngừa, ngăn chặn nạn mua bán người; xây dựng các quy định trong mối tương quan giữa phòng và chống. Ban soạn thảo cũng cần nghiên cứu để các quy định của Luật có tính khả thi cao hơn.
Ngoài ra, cần xác định rõ khái niệm về nạn nhân của tệ nạn nguy hiểm cho xã hội này, đồng thời quy định cụ thể việc hỗ trợ nạn nhân ngay từ khi phát hiện chứ không để chờ đến khi có bản án./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)