Tăng cường phối hợp giám sát phòng chống tham nhũng

Chiều 11/4, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức sơ kết quy chế phối hợp năm 2016, bàn nhiệm vụ giải pháp năm 2017.
Tăng cường phối hợp giám sát phòng chống tham nhũng ảnh 1Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi tiếp dân thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Thảo/TTXVN)

Chiều 11/4, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức sơ kết quy chế phối hợp năm 2016, bàn nhiệm vụ giải pháp năm 2017.

Năm 2016, công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Nội chính Trung ương có nhiều thuận lợi. Hai cơ quan đã tham gia sửa đổi, phản biện đối với một số nội dung của Luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật tố cáo, Luật khiếu nại; bước đầu có sự phối hợp trong tiếp công dân, xử lý đơn thư tố cáo, khiếu nại tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương.

Bộ phận tiếp công dân của hai cơ quan tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương tham gia với Thanh tra Chính phủ kiểm tra đôn đốc giải quyết một số vụ khiếu nại đông người, phức tạp tại một số địa phương.

Đến nay đã có 41/63 địa phương ký quy chế phối hợp giữa hai cơ quan. Việc cụ thể hóa tổ chức thực hiện quy chế phối hợp trong một số công việc thiết thực, phù hợp, bước đầu có tác dụng tốt góp phần vào kết quả công tác của mỗi cơ quan.

Các đại biểu dự hội nghị cho rằng thời gian tới, hai cơ quan cần phối hợp chọn những nội dung thiết thực, cụ thể theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình.

Năm 2017 hai cơ quan phối hợp giám sát xử lý một số vụ khiếu nại tố cáo đông người, phức tạp kéo dài và việc thực hiện chương trình giám sát việc nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo, khiếu nại ở cơ sở. Cùng đó, hai bên phối hợp thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) qua việc cung cấp thông tin, hoàn thiện thể chế tham gia sửa một số luật như Luật tố cáo, Luật phòng chống, tham nhũng, phối hợp trong tiếp công dân, xử lý đơn thư giải quyết khiếu nại tố cáo.

Bên cạnh đó, các ý kiến đề nghị cần lựa chọn một số vụ việc trọng điểm để phối hợp giám sát từ đó kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm tránh những vụ việc diễn biến phức tạp kéo dài; tăng cường việc trao đổi thông tin thường xuyên, góp ý kiến cho nhau những nội dung liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; phối hợp trong việc hoàn thiện thể chế qua việc góp ý vào Luật về Hội, Luật tố cáo, phối hợp trong giám sát kiểm soát quyền lực, phát huy dân chủ ở cơ sở...

Hiện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang dự thảo xây dựng quy trình giám sát phản ánh ý kiến của nhân dân tại địa phương gồm năm bước. Qua thực tiễn triển khai đã có tác dụng thúc đẩy địa phương trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Nếu xây dựng được kênh thông tin này, sẽ có tác dụng tốt trong đấu tranh phòng chống tham nhũng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục