Ngày 4/3, tại Thành phố Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị giao ban dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học với sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ 35 tỉnh, thành trong cả nước.
Sau 2 năm thực hiện quy định về Hướng dẫn dạy học lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt, các địa phương đã thực hiện tích cực các giải pháp tăng cường tiếng Việt mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.
Một số tỉnh huy động tốt trẻ từ 4 đến 5 tuổi học lớp mẫu giáo và thực hiện chương trình làm quen với tiếng Việt của lớp mẫu giáo như Quảng Trị 100%, Hà Giang 98,7%, An Giang 98%,...
Việc tăng thời lượng theo chương trình tiếng Việt lớp 1 từ 35 tuần thành 50 tuần, thời lượng 15 tuần dạy vào buổi thứ 2 trong ngày của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được các địa phương linh hoạt thực hiện rất tốt.
Các tỉnh có tỷ lệ học sinh yếu tiếng Việt giảm rõ rệt như Sơn La và Lào Cai.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển nhận định sách giáo khoa chương trình Tiếng Việt lớp 1 hiện hành là chương trình chung cho cả nước, không thích hợp với đối tượng học sinh dân tộc chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt.
Việc áp dụng giáo trình dạy cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trên toàn quốc như hiện nay gây khó khăn rất lớn đối với học sinh dân tộc thiểu số, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương nên tuỳ theo điều kiện của mình để có các giải pháp cụ thể nhằm đạt chất lượng.
Các đại biểu tại hội nghị cũng đã đề ra kế hoạch dạy chương trình sách giáo khoa tiếng Việt hiện hành cho lớp 1 các trường chủ yếu tập trung vào giải pháp tập trung học đọc, học viết điều chỉnh nội dung, thời lượng học các môn khác; dạy học tích hợp tiếng Việt thông qua các môn học hát, nhạc, mỹ thuật, tự nhiên xã hội.../.
Sau 2 năm thực hiện quy định về Hướng dẫn dạy học lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt, các địa phương đã thực hiện tích cực các giải pháp tăng cường tiếng Việt mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.
Một số tỉnh huy động tốt trẻ từ 4 đến 5 tuổi học lớp mẫu giáo và thực hiện chương trình làm quen với tiếng Việt của lớp mẫu giáo như Quảng Trị 100%, Hà Giang 98,7%, An Giang 98%,...
Việc tăng thời lượng theo chương trình tiếng Việt lớp 1 từ 35 tuần thành 50 tuần, thời lượng 15 tuần dạy vào buổi thứ 2 trong ngày của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được các địa phương linh hoạt thực hiện rất tốt.
Các tỉnh có tỷ lệ học sinh yếu tiếng Việt giảm rõ rệt như Sơn La và Lào Cai.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển nhận định sách giáo khoa chương trình Tiếng Việt lớp 1 hiện hành là chương trình chung cho cả nước, không thích hợp với đối tượng học sinh dân tộc chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt.
Việc áp dụng giáo trình dạy cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trên toàn quốc như hiện nay gây khó khăn rất lớn đối với học sinh dân tộc thiểu số, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương nên tuỳ theo điều kiện của mình để có các giải pháp cụ thể nhằm đạt chất lượng.
Các đại biểu tại hội nghị cũng đã đề ra kế hoạch dạy chương trình sách giáo khoa tiếng Việt hiện hành cho lớp 1 các trường chủ yếu tập trung vào giải pháp tập trung học đọc, học viết điều chỉnh nội dung, thời lượng học các môn khác; dạy học tích hợp tiếng Việt thông qua các môn học hát, nhạc, mỹ thuật, tự nhiên xã hội.../.
Hứa Chung (Vietnam+)