Ngày 4/11, Tuần báo Thị trường chứng khoán (Trung Quốc) công bố một cuộc khảo sát thực hiện với 40 nhà kinh tế học của các thể chế tài chính trong nước và quốc tế về triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay.
Theo cuộc khảo sát, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này được dự kiến sẽ hồi phục trong quý 4 cuối năm, song bên cạnh đó, giới phân tích cũng cảnh báo các nguy cơ chính sách cũng như từ bên ngoài có thể tác động đến đà tăng trưởng này.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 7,4% trong quý 3/2012 do thị trường bên ngoài yếu khiến xuất khẩu giảm mạnh và chính phủ nước này thắt chặt các chính sách để kiểm soát thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, nhóm nhà kinh tế học tham gia cuộc khảo sát trên cho rằng trong quý còn lại của năm, mức tăng trưởng này sẽ đạt khoảng 7,7%. Đây cũng là mức dự báo chung cho nền kinh tế Trung Quốc trong cả năm 2012, cao hơn mục tiêu 7,5% mà Bắc Kinh đề ra.
Các chuyên gia cũng dự báo mức tăng trưởng cao trong quý 4/2012 ở các lĩnh vực đầu tư tài sản cố định, doanh số bán lẻ và xuất khẩu, ba động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù vậy, các nhà kinh tế học đưa ra cảnh báo rằng đang tồn tại ba nguy cơ lớn đối với kinh tế Trung Quốc là môi trường bên ngoài đang tiếp tục xấu đi, hỗ trợ chính sách trong nước không tương xứng và tình trạng tài chính không khả quan của các chính quyền, doanh nghiệp địa phương.
Nhìn chung, các chuyên gia đều thận trọng trước những chính sách nới lỏng gần đây ở các nền kinh tế lớn như Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ vì tính hiệu quả của các lần nới lỏng trước đây đều thấp hơn dự kiến. Thay vì thúc đẩy việc làm, nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục gia tăng căng thẳng tài chính với các nền kinh tế này và gây sức ép lên xuất khẩu của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, giới phân tích cũng loại bỏ khả năng Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất trong quý 4/2012.
Về khả năng tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng, nhóm nhà kinh tế học tham gia cuộc khảo sát này cho rằng cơ hội chỉ là 50/50. Giới chức Trung Quốc đang không vội vã nới lỏng các chính sách tiền tệ bởi lo ngại rằng một sự kích thích tương tự như gói 4.000 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 635 tỷ USD) tung ra trong cuộc khủng hoảng năm 2008 sẽ dẫn tới lạm phát tăng mạnh và thị trường bất động sản lại lên "cơn sốt."
Giới phân tích dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá trị hơn nữa trong bối cảnh hiện nay và vào cuối năm 2012, tỷ giá Nhân dân tệ so với USD có thể lên tới 1 USD bằng 6,28 Nhân dân tệ.
Về lạm phát, mức tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI-thước đo chính của lạm phát) của cả năm được dự báo ở mức 2,7%, thấp hơn nhiều mục tiêu 4% mà Chính phủ Trung Quốc từng đặt ra./.
Theo cuộc khảo sát, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này được dự kiến sẽ hồi phục trong quý 4 cuối năm, song bên cạnh đó, giới phân tích cũng cảnh báo các nguy cơ chính sách cũng như từ bên ngoài có thể tác động đến đà tăng trưởng này.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 7,4% trong quý 3/2012 do thị trường bên ngoài yếu khiến xuất khẩu giảm mạnh và chính phủ nước này thắt chặt các chính sách để kiểm soát thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, nhóm nhà kinh tế học tham gia cuộc khảo sát trên cho rằng trong quý còn lại của năm, mức tăng trưởng này sẽ đạt khoảng 7,7%. Đây cũng là mức dự báo chung cho nền kinh tế Trung Quốc trong cả năm 2012, cao hơn mục tiêu 7,5% mà Bắc Kinh đề ra.
Các chuyên gia cũng dự báo mức tăng trưởng cao trong quý 4/2012 ở các lĩnh vực đầu tư tài sản cố định, doanh số bán lẻ và xuất khẩu, ba động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù vậy, các nhà kinh tế học đưa ra cảnh báo rằng đang tồn tại ba nguy cơ lớn đối với kinh tế Trung Quốc là môi trường bên ngoài đang tiếp tục xấu đi, hỗ trợ chính sách trong nước không tương xứng và tình trạng tài chính không khả quan của các chính quyền, doanh nghiệp địa phương.
Nhìn chung, các chuyên gia đều thận trọng trước những chính sách nới lỏng gần đây ở các nền kinh tế lớn như Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ vì tính hiệu quả của các lần nới lỏng trước đây đều thấp hơn dự kiến. Thay vì thúc đẩy việc làm, nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục gia tăng căng thẳng tài chính với các nền kinh tế này và gây sức ép lên xuất khẩu của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, giới phân tích cũng loại bỏ khả năng Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất trong quý 4/2012.
Về khả năng tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng, nhóm nhà kinh tế học tham gia cuộc khảo sát này cho rằng cơ hội chỉ là 50/50. Giới chức Trung Quốc đang không vội vã nới lỏng các chính sách tiền tệ bởi lo ngại rằng một sự kích thích tương tự như gói 4.000 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 635 tỷ USD) tung ra trong cuộc khủng hoảng năm 2008 sẽ dẫn tới lạm phát tăng mạnh và thị trường bất động sản lại lên "cơn sốt."
Giới phân tích dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá trị hơn nữa trong bối cảnh hiện nay và vào cuối năm 2012, tỷ giá Nhân dân tệ so với USD có thể lên tới 1 USD bằng 6,28 Nhân dân tệ.
Về lạm phát, mức tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI-thước đo chính của lạm phát) của cả năm được dự báo ở mức 2,7%, thấp hơn nhiều mục tiêu 4% mà Chính phủ Trung Quốc từng đặt ra./.
(TTXVN)