Ngày 15/2, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Chính phủ đã có buổi làm việc với các Tập đoàn, Tổng Công ty được thành lập theo Quyết định 91 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tập đoàn, Tổng Công ty 91) nhằm triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2011.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước, năm 2010, có 20/21 tập đoàn, Tổng Công ty 91 (trừ Vinnashin) hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt gần 70.780 tỷ đồng; trong đó, bốn tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Viễn thông Quân đội, Bưu chính Viễn thông và Cao su Việt Nam chiếm tới 80% lợi nhuận.
Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp đã đề ra tám nhóm giải pháp chủ yếu trong thực hiện nhiệm vụ năm nay như xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, tổ chức thực hiện phấn đấu tăng trưởng cả khối ở mức 15%; đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đang thi công, thu xếp, bố trí vốn để sớm khởi công các công trình, dự án trọng điểm; tiếp tục rà soát ngành nghề kinh doanh, điều chỉnh để tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan, xây dựng kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2015…
Riêng đối với Vinnashin sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn...
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của đại diện các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp phù hợp hơn, linh hoạt hơn trong xây dựng chính sách kinh tế, nhất là lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ một số khó khăn đặc thù đồng thời tạo cơ chế, chính sách phù hợp để các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm nay.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các bộ, ngành và đại diện các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những nỗ lực của các Tập đoàn, Tổng công ty 91 trong năm 2010, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đóng góp gần 40% tổng GDP của cả nước. Những thành tích của các Tập đoàn, Tổng Công ty 91 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần thiết thực vào thành tựu chung của đất nước trong năm qua.
Thủ tướng chỉ rõ một số tồn tại của khối doanh nghiệp Nhà nước như năng suất, chất lượng chưa cao, hiệu quả sản xuất còn nhiều hạn chế; một số cán bộ vi phạm kỷ luật, bị truy tố, xét xử.
Thủ tướng nêu rõ rằng nhiệm vụ trọng tâm của năm nay của đất nước là ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 7-7,5%; nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng, cơ cấu lại doanh nghiệp.
Để thực hiện những nhiệm vụ này, các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước phải đóng vai trò nòng cốt. Do vậy, năm nay, khối các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước cần tập trung thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng 15%. “Phải xây dựng kế hoạch cho sát, điều hành quyết liệt sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, đóng góp vào kết quả chung của đất nước,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tạo động lực, cơ chế quản lý, giám sát tốt hơn, đi liền với cơ cấu lại doanh nghiệp, tái cấu trúc nền kinh tế; đưa khoa học công nghệ vào nâng cao năng suất quản lý, lao động, tập trung vào ngành nghề chính, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả...
Riêng đối với Vinashin, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Tập đoàn phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công nhân viên, tự nỗ lực vươn lên, không trông đợi vào sự hỗ trợ bên ngoài. Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa trên cơ sở phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, theo đúng tinh thần Kết luận của Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho Vinashin vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ động dự thảo Nghị định về những cơ chế đặc biệt phục vụ tiến trình tái cơ cấu Vinashin; đề nghị Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước khác chung tay hỗ trợ, cùng Chính phủ, Vinashin giữ vững mục tiêu phát triển ngành đóng tàu Việt Nam.
Thủ tướng một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ xây dựng khối thành phần kinh tế Nhà nước với vị trí nòng cốt, vai trò chủ đạo trong thực hiện nhiệm nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở mức cao hơn năm 2010; đồng thời, đảm bảo an sinh xã hội.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp Nhà nước phát triển./.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước, năm 2010, có 20/21 tập đoàn, Tổng Công ty 91 (trừ Vinnashin) hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt gần 70.780 tỷ đồng; trong đó, bốn tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Viễn thông Quân đội, Bưu chính Viễn thông và Cao su Việt Nam chiếm tới 80% lợi nhuận.
Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp đã đề ra tám nhóm giải pháp chủ yếu trong thực hiện nhiệm vụ năm nay như xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, tổ chức thực hiện phấn đấu tăng trưởng cả khối ở mức 15%; đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đang thi công, thu xếp, bố trí vốn để sớm khởi công các công trình, dự án trọng điểm; tiếp tục rà soát ngành nghề kinh doanh, điều chỉnh để tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan, xây dựng kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2015…
Riêng đối với Vinnashin sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn...
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của đại diện các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp phù hợp hơn, linh hoạt hơn trong xây dựng chính sách kinh tế, nhất là lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ một số khó khăn đặc thù đồng thời tạo cơ chế, chính sách phù hợp để các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm nay.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các bộ, ngành và đại diện các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những nỗ lực của các Tập đoàn, Tổng công ty 91 trong năm 2010, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đóng góp gần 40% tổng GDP của cả nước. Những thành tích của các Tập đoàn, Tổng Công ty 91 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần thiết thực vào thành tựu chung của đất nước trong năm qua.
Thủ tướng chỉ rõ một số tồn tại của khối doanh nghiệp Nhà nước như năng suất, chất lượng chưa cao, hiệu quả sản xuất còn nhiều hạn chế; một số cán bộ vi phạm kỷ luật, bị truy tố, xét xử.
Thủ tướng nêu rõ rằng nhiệm vụ trọng tâm của năm nay của đất nước là ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 7-7,5%; nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng, cơ cấu lại doanh nghiệp.
Để thực hiện những nhiệm vụ này, các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước phải đóng vai trò nòng cốt. Do vậy, năm nay, khối các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước cần tập trung thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng 15%. “Phải xây dựng kế hoạch cho sát, điều hành quyết liệt sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, đóng góp vào kết quả chung của đất nước,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tạo động lực, cơ chế quản lý, giám sát tốt hơn, đi liền với cơ cấu lại doanh nghiệp, tái cấu trúc nền kinh tế; đưa khoa học công nghệ vào nâng cao năng suất quản lý, lao động, tập trung vào ngành nghề chính, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả...
Riêng đối với Vinashin, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Tập đoàn phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công nhân viên, tự nỗ lực vươn lên, không trông đợi vào sự hỗ trợ bên ngoài. Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa trên cơ sở phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, theo đúng tinh thần Kết luận của Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho Vinashin vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ động dự thảo Nghị định về những cơ chế đặc biệt phục vụ tiến trình tái cơ cấu Vinashin; đề nghị Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước khác chung tay hỗ trợ, cùng Chính phủ, Vinashin giữ vững mục tiêu phát triển ngành đóng tàu Việt Nam.
Thủ tướng một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ xây dựng khối thành phần kinh tế Nhà nước với vị trí nòng cốt, vai trò chủ đạo trong thực hiện nhiệm nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở mức cao hơn năm 2010; đồng thời, đảm bảo an sinh xã hội.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp Nhà nước phát triển./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)