Ít ai biết rằng, tập thể dục điều độ và thường xuyên không chỉ có lợi đối với những người khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện sức khỏe cho những bệnh nhân mắc chứng tiểu đường type 2.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là phải kết hợp cơ chế tập luyện như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, tập thể dục nhịp điệu đều đặn kết hợp với chế độ tập tạ hợp lý sẽ giúp những bệnh nhân tiểu đường type 2 kiểm soát được chỉ số đường huyết của mình.
Nghiên cứu này được thực hiện trên 262 người mắc tiểu đường type 2 ở Mỹ. Họ được chia thành ba nhóm và mỗi nhóm có một cơ chế luyện tập khác nhau. Nhóm 1 chỉ tập thể dục nhịp điệu, nhóm 2 chỉ tập cách rèn luyện sức chịu đựng còn nhóm 3 sẽ thực hiện cả hai phương pháp trên.
Sau chín tháng, người ta nhận thấy lượng đường trong máu của những người thuộc nhóm 3 được cải thiện rõ rệt, trong khi đó tình hình lại không khả quan hơn đối với hai nhóm còn lại.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được công bố vào tháng Tám cũng đã chỉ ra cách để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đó là tích cực ăn nhiều rau chân vịt và các loại rau lá xanh khác.
Nghiên cứu cho rằng chỉ cần tăng thêm một nửa lượng rau trong khẩu phần ăn là có thể giảm đi 14% nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, phương pháp này sẽ không phát huy hiệu quả nếu ăn kết hợp cùng trái cây./.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là phải kết hợp cơ chế tập luyện như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, tập thể dục nhịp điệu đều đặn kết hợp với chế độ tập tạ hợp lý sẽ giúp những bệnh nhân tiểu đường type 2 kiểm soát được chỉ số đường huyết của mình.
Nghiên cứu này được thực hiện trên 262 người mắc tiểu đường type 2 ở Mỹ. Họ được chia thành ba nhóm và mỗi nhóm có một cơ chế luyện tập khác nhau. Nhóm 1 chỉ tập thể dục nhịp điệu, nhóm 2 chỉ tập cách rèn luyện sức chịu đựng còn nhóm 3 sẽ thực hiện cả hai phương pháp trên.
Sau chín tháng, người ta nhận thấy lượng đường trong máu của những người thuộc nhóm 3 được cải thiện rõ rệt, trong khi đó tình hình lại không khả quan hơn đối với hai nhóm còn lại.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được công bố vào tháng Tám cũng đã chỉ ra cách để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đó là tích cực ăn nhiều rau chân vịt và các loại rau lá xanh khác.
Nghiên cứu cho rằng chỉ cần tăng thêm một nửa lượng rau trong khẩu phần ăn là có thể giảm đi 14% nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, phương pháp này sẽ không phát huy hiệu quả nếu ăn kết hợp cùng trái cây./.
Phan Thiện (Vietnam+)