Ông Lê Quang Lanh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) cho biết, đảo Cồn Cỏ có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn. Huyện đảo đang nỗ lực để khai thác hết tiềm năng, lợi thế này góp phần phát triển kinh tế biển, đảo của địa phương.
Huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập theo Nghị định của Chính phủ ngày 1/10/2004, bao gồm toàn bộ một đảo lớn rộng 230ha. Đảo chỉ cách hai bãi biển nổi tiếng ở Quảng Trị là Cửa Việt 17 hải lý và biển Cửa Tùng 15 hải lý. Đảo có hệ sinh thái rừng và biển đẹp, đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng.
Được hình thành từ hoạt động kiến tạo của núi lửa giữa biển khơi từ xa xưa, Cồn Cỏ có giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan, như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò điệp, cát...
Trên đảo có gần 80% diện tích là rừng tự nhiên. Hiện rừng nguyên sinh của Cồn Cỏ được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng trên đảo là hệ sinh thái rừng khá hiếm của núi lửa Việt Nam . Nơi đây hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của một vùng biển nhiệt đới với tính đa dạng sinh học cao và còn tương đối nguyên vẹn so với các vùng biển khác của Việt Nam.
Thềm biển Cồn Cỏ có các rạn san hô được đánh giá đang trong tình trạng rất tốt, độ phủ cao, đa dạng về thành phần loài (theo thống kê có 109 loài, 42 giống, 15 họ), và còn tương đối nguyên vẹn chỉ xếp sau Phú Quốc, Côn Đảo và Hòn Mun.
Trong chiến tranh, đảo Cồn Cỏ, gắn liền với những trận chiến đấu ác liệt để bảo vệ đảo, thể hiện truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng. Trên đảo có nhiều chứng tích chiến tranh như: khu địa đạo dọc ngang trên đảo dài hơn 20 km; hệ thống lô cốt dọc bờ biển; các khu nhà pháo... Cồn Cỏ là đảo anh hùng nổi tiếng đã từng được Bác Hồ gửi thư khen, 2 lần được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Với tiềm năng đó, Đảo Cồn Cỏ đã được tỉnh Quảng Trị quy hoạch đến năm 2020 sẽ trở thành đảo du lịch. Tỉnh Quảng Trị xác định, Cồn Cỏ là một đỉnh trong tam giác phát triển du lịch Cửa Việt-Cửa Tùng- Cồn Cỏ, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế biển của khu vực miền Trung.
Ông Lê Quang Lanh cho biết, trong những năm qua, huyện Cồn Cỏ đã tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng. Huyện đã quy hoạch chi tiết khu du lịch. Đặc biệt, nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị được thông qua năm 2010, về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch huyện đảo Cồn Cỏ, các loại quy hoạch trên đảo theo định hướng xây dựng Cồn Cỏ thành đảo du lịch làm cơ sở, tiền đề để Cồn Cỏ đầu tư và quảng bá kêu gọi đầu tư trong những năm tiếp theo.
Hiện trên đảo đã xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh như hệ thống âu tàu cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá; các tuyến đường giao thông trên đảo phục vụ đi lại của nhân dân và phục vụ du lịch. Hệ thống điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc đã được đầu tư bước đầu. Bên cạnh đó, hệ thống trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị đã và đang được xây dựng tạo cho Cồn Cỏ mang dáng dấp của một đô thị.
Với sự hấp dẫn của Cồn Cỏ, mới đây, Ban thực hiện dự án du lịch bền vững Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng phối hợp với Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Trị và Ủy ban Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ cũng đã có chuyến khảo sát thực tế tại huyện đảo Cồn Cỏ cho các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ, các nhà đầu tư nhằm hình thành tour du lịch thăm đảo trong mùa hè này.
Các doanh nghiệp cho rằng, với khoảng cách tương đối gần, chỉ mất chừng một giờ tàu chạy là có thể đến đảo, nếu xây dựng thành công tuyến du lịch tại Cồn Cỏ, sẽ hình thành tuyến tam giác du lịch “Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ” hết sức độc đáo và ấn tượng. Đại diện Công ty lữ hành Vitour cho biết, công ty này đã có kế hoạch đưa đảo Cồn Cỏ vào khai thác du lịch và dự kiến sẽ triển khai tour du lịch thí điểm ra đảo Cồn Cỏ trong mùa hè năm nay.
Theo ông Lê Quang Lanh, huyện đảo Cồn Cỏ từ lâu đã được tỉnh Quảng Trị định hướng phát triển du lịch, nhưng đến nay chưa đạt kết quả như mong đợi. Trong kế hoạch phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, huyện đảo Cồn Cỏ tạo mọi điều kiện và mời gọi các nhà đầu tư vào phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ.
Mục tiêu đến năm 2015, Cồn Cỏ phấn đấu thu hút từ 10.000-15.000 lượt khách du lịch/năm với doanh thu từ lĩnh vực này khoảng từ 500.000-1.000.000 USD. Trên cơ sở kết quả thực hiện của giai đoạn 2011-2015, đến năm 2020 Cồn Cỏ sẽ hình thành khu du lịch sinh thái, khu resort; xây dựng các điểm dịch vụ phục vụ khách du lịch, khu khách sạn đạt 100 phòng lưu trú, trong đó, số phòng đạt tiêu chuẩn 3-4 sao chiếm từ 40-50%...
Tuy nhiên, để đạt được những chỉ tiêu về du lịch, huyện đảo Cồn Cỏ cũng kiến nghị cần có chính sách “đặc thù” nhằm khuyến khích tối đa các nguồn lực để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của đảo cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch. Trước mắt, trong giai đoạn từ nay đến 2015 cần tiếp tục đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh và làm cơ sở phát triển du lịch.
Theo ước tính cần khoảng 500 tỷ đồng để ưu tiên đầu tư ban đầu cho kè chống xói lở bờ biển, đường giao thông, tuyến vận tải biển, 2 tàu vận chuyển hành khác, các công trình cấp điện, nước... Theo ông Lê Quang Lanh “đây là điều kiện “châm ngòi” cho việc huy động các nguồn vốn khác.” Giải quyết được các vấn đề cơ bản đó, việc xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo du lịch sẽ không còn xa vời./.
Huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập theo Nghị định của Chính phủ ngày 1/10/2004, bao gồm toàn bộ một đảo lớn rộng 230ha. Đảo chỉ cách hai bãi biển nổi tiếng ở Quảng Trị là Cửa Việt 17 hải lý và biển Cửa Tùng 15 hải lý. Đảo có hệ sinh thái rừng và biển đẹp, đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng.
Được hình thành từ hoạt động kiến tạo của núi lửa giữa biển khơi từ xa xưa, Cồn Cỏ có giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan, như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò điệp, cát...
Trên đảo có gần 80% diện tích là rừng tự nhiên. Hiện rừng nguyên sinh của Cồn Cỏ được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng trên đảo là hệ sinh thái rừng khá hiếm của núi lửa Việt Nam . Nơi đây hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của một vùng biển nhiệt đới với tính đa dạng sinh học cao và còn tương đối nguyên vẹn so với các vùng biển khác của Việt Nam.
Thềm biển Cồn Cỏ có các rạn san hô được đánh giá đang trong tình trạng rất tốt, độ phủ cao, đa dạng về thành phần loài (theo thống kê có 109 loài, 42 giống, 15 họ), và còn tương đối nguyên vẹn chỉ xếp sau Phú Quốc, Côn Đảo và Hòn Mun.
Trong chiến tranh, đảo Cồn Cỏ, gắn liền với những trận chiến đấu ác liệt để bảo vệ đảo, thể hiện truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng. Trên đảo có nhiều chứng tích chiến tranh như: khu địa đạo dọc ngang trên đảo dài hơn 20 km; hệ thống lô cốt dọc bờ biển; các khu nhà pháo... Cồn Cỏ là đảo anh hùng nổi tiếng đã từng được Bác Hồ gửi thư khen, 2 lần được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Với tiềm năng đó, Đảo Cồn Cỏ đã được tỉnh Quảng Trị quy hoạch đến năm 2020 sẽ trở thành đảo du lịch. Tỉnh Quảng Trị xác định, Cồn Cỏ là một đỉnh trong tam giác phát triển du lịch Cửa Việt-Cửa Tùng- Cồn Cỏ, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế biển của khu vực miền Trung.
Ông Lê Quang Lanh cho biết, trong những năm qua, huyện Cồn Cỏ đã tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng. Huyện đã quy hoạch chi tiết khu du lịch. Đặc biệt, nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị được thông qua năm 2010, về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch huyện đảo Cồn Cỏ, các loại quy hoạch trên đảo theo định hướng xây dựng Cồn Cỏ thành đảo du lịch làm cơ sở, tiền đề để Cồn Cỏ đầu tư và quảng bá kêu gọi đầu tư trong những năm tiếp theo.
Hiện trên đảo đã xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh như hệ thống âu tàu cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá; các tuyến đường giao thông trên đảo phục vụ đi lại của nhân dân và phục vụ du lịch. Hệ thống điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc đã được đầu tư bước đầu. Bên cạnh đó, hệ thống trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị đã và đang được xây dựng tạo cho Cồn Cỏ mang dáng dấp của một đô thị.
Với sự hấp dẫn của Cồn Cỏ, mới đây, Ban thực hiện dự án du lịch bền vững Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng phối hợp với Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Trị và Ủy ban Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ cũng đã có chuyến khảo sát thực tế tại huyện đảo Cồn Cỏ cho các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ, các nhà đầu tư nhằm hình thành tour du lịch thăm đảo trong mùa hè này.
Các doanh nghiệp cho rằng, với khoảng cách tương đối gần, chỉ mất chừng một giờ tàu chạy là có thể đến đảo, nếu xây dựng thành công tuyến du lịch tại Cồn Cỏ, sẽ hình thành tuyến tam giác du lịch “Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ” hết sức độc đáo và ấn tượng. Đại diện Công ty lữ hành Vitour cho biết, công ty này đã có kế hoạch đưa đảo Cồn Cỏ vào khai thác du lịch và dự kiến sẽ triển khai tour du lịch thí điểm ra đảo Cồn Cỏ trong mùa hè năm nay.
Theo ông Lê Quang Lanh, huyện đảo Cồn Cỏ từ lâu đã được tỉnh Quảng Trị định hướng phát triển du lịch, nhưng đến nay chưa đạt kết quả như mong đợi. Trong kế hoạch phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, huyện đảo Cồn Cỏ tạo mọi điều kiện và mời gọi các nhà đầu tư vào phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ.
Mục tiêu đến năm 2015, Cồn Cỏ phấn đấu thu hút từ 10.000-15.000 lượt khách du lịch/năm với doanh thu từ lĩnh vực này khoảng từ 500.000-1.000.000 USD. Trên cơ sở kết quả thực hiện của giai đoạn 2011-2015, đến năm 2020 Cồn Cỏ sẽ hình thành khu du lịch sinh thái, khu resort; xây dựng các điểm dịch vụ phục vụ khách du lịch, khu khách sạn đạt 100 phòng lưu trú, trong đó, số phòng đạt tiêu chuẩn 3-4 sao chiếm từ 40-50%...
Tuy nhiên, để đạt được những chỉ tiêu về du lịch, huyện đảo Cồn Cỏ cũng kiến nghị cần có chính sách “đặc thù” nhằm khuyến khích tối đa các nguồn lực để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của đảo cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch. Trước mắt, trong giai đoạn từ nay đến 2015 cần tiếp tục đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh và làm cơ sở phát triển du lịch.
Theo ước tính cần khoảng 500 tỷ đồng để ưu tiên đầu tư ban đầu cho kè chống xói lở bờ biển, đường giao thông, tuyến vận tải biển, 2 tàu vận chuyển hành khác, các công trình cấp điện, nước... Theo ông Lê Quang Lanh “đây là điều kiện “châm ngòi” cho việc huy động các nguồn vốn khác.” Giải quyết được các vấn đề cơ bản đó, việc xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo du lịch sẽ không còn xa vời./.
Dương Vương Lợi (TTXVN)