Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành Dầu khí Việt Nam là vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm tại hội nghị “Công tác tổ chức nhân sự và đào tạo”, được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức từ ngày 25-26/2, tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Là lĩnh vực mới của đất nước, nhưng đến năm 2010 PVN đã có hơn 43.000 người; trong đó lao động dưới 30 tuổi chiếm 40,27%, trình độ đại học trở lên chiếm 44,78%, trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 10,28% và 34,77% là công nhân kỹ thuật.
Với trình độ quản lý, tay nghề ngày càng được nâng cao, nguồn nhân lực của Tập đoàn đã có thể đảm nhận việc quản lý, vận hành các dự án thăm dò, khai thác dầu khí trong và ngoài nước như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Điện Cà Mau, Nhơn Trạch.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Dầu khí đáp ứng nhu cầu phát triển, PVN đã xây dựng một chiến lược đào tạo cụ thể tiếp theo trong giai đoạn 2011-2015.
Các giải pháp chủ yếu là tăng cường đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) với nhiều hình thức khác nhau; chú trọng đào tạo chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên môn; tập trung đào tạo thạc sĩ chuyên sâu ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, đào tạo tiến sĩ ở các đơn vị nghiên cứu khoa học.
Trước mắt, trong năm 2011, PVN tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với việc xây dựng chương trình đào tạo chi tiết chuyên sâu, chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, tìm kiếm thăm dò, khai thác, trên cơ sở đó phối hợp với các đơn vị thành viên như Viện Dầu khí Việt Nam, trường Đại học Dầu khí, trường Cao đẳng nghề Dầu khí… tiếp tục hoàn thiện các chương trình đào tạo.
Ngoài ra, PVN cũng yêu cầu các đơn vị cần chuẩn bị nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ để sẵn sàng tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu, dài hạn.
Để thực hiện tốt Chiến lược đào tạo, PVN cũng chủ trương trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý cán bộ cho công tác đào tạo của Tập đoàn và các đơn vị; đồng thời chú ý xem xét, bổ sung hợp lý về chương trình đào tạo, số lượng cán bộ đi đào tạo và chi phí đào tạo hợp lý nhất./.
Là lĩnh vực mới của đất nước, nhưng đến năm 2010 PVN đã có hơn 43.000 người; trong đó lao động dưới 30 tuổi chiếm 40,27%, trình độ đại học trở lên chiếm 44,78%, trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 10,28% và 34,77% là công nhân kỹ thuật.
Với trình độ quản lý, tay nghề ngày càng được nâng cao, nguồn nhân lực của Tập đoàn đã có thể đảm nhận việc quản lý, vận hành các dự án thăm dò, khai thác dầu khí trong và ngoài nước như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Điện Cà Mau, Nhơn Trạch.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Dầu khí đáp ứng nhu cầu phát triển, PVN đã xây dựng một chiến lược đào tạo cụ thể tiếp theo trong giai đoạn 2011-2015.
Các giải pháp chủ yếu là tăng cường đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) với nhiều hình thức khác nhau; chú trọng đào tạo chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên môn; tập trung đào tạo thạc sĩ chuyên sâu ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, đào tạo tiến sĩ ở các đơn vị nghiên cứu khoa học.
Trước mắt, trong năm 2011, PVN tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với việc xây dựng chương trình đào tạo chi tiết chuyên sâu, chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, tìm kiếm thăm dò, khai thác, trên cơ sở đó phối hợp với các đơn vị thành viên như Viện Dầu khí Việt Nam, trường Đại học Dầu khí, trường Cao đẳng nghề Dầu khí… tiếp tục hoàn thiện các chương trình đào tạo.
Ngoài ra, PVN cũng yêu cầu các đơn vị cần chuẩn bị nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ để sẵn sàng tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu, dài hạn.
Để thực hiện tốt Chiến lược đào tạo, PVN cũng chủ trương trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý cán bộ cho công tác đào tạo của Tập đoàn và các đơn vị; đồng thời chú ý xem xét, bổ sung hợp lý về chương trình đào tạo, số lượng cán bộ đi đào tạo và chi phí đào tạo hợp lý nhất./.
Nguyễn Dũng (TTXVN/Vietnam+)