Ngày 25/2, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã cho lưu hành Báo cáo về tình trạng tội phạm ở khu vực Tây Phi.
Báo cáo cảnh báo rằng các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có những nhóm tội phạm ma túy, đưa người vượt biên, làm tiền giả và buôn bán nội tạng người đang tìm mọi cách lợi dụng tình trạng bất ổn tại một số quốc gia ở khu vực này nhằm biến nơi đây thành hang ổ của các loại tội phạm.
Theo nhận định của UNODC, từ lâu các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đã biến khu vực Tây Phi thành nơi trung chuyển ma túy từ vùng Nam Mỹ sang châu Âu.
Trung bình mỗi năm có khoảng 50 tấn cocaine được chuyển từ các nước thuộc khu vực Andes tới vùng Tây Phi, rồi từ đó chuyển lên Bắc Phi để đưa sang châu Âu, và lợi nhuận thu được từ hoạt động tội phạm này còn lớn hơn nhiều lần so với tổng ngân sách của các nước Tây Phi dành cho lĩnh vực an ninh.
Đặc biệt, thời gian gần đây, lợi dụng các cuộc nội chiến và xung đột tôn giáo ở vùng Tây Phi, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đã ráo riết tăng cường sự hiện diện tại khu vực này, và dường như các chính quyền ở đây đang không thể kiểm soát nổi các hoạt động của chúng.
Theo UNODC, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia không chỉ vận chuyển cocaine qua vùng Tây Phi, mà chúng còn biến nơi đây thành nơi chiết xuất, sản xuất ma túy tổng hợp.
Cách đây chưa lâu, lực lượng an ninh địa phương đã phát hiện và triệt phá hai cơ sở sản xuất ma túy tại Nigeria, thu giữ một khối lượng lớn heroin thành phẩm, chuẩn bị đưa sang tiêu thụ tại châu Âu.
UNODC còn cho biết các tổ chức tội phạm đã sử dụng lợi nhuận thu được từ buôn bán ma túy để tổ chức đưa người trái phép từ châu Phi sang châu Âu và trang trải các hoạt động làm tiền giả, buôn bán nội tạng người và cướp biển, tạo nên bầu không khí bất an trong toàn khu vực.
UNODC cho rằng trên thực tế, hoạt động đa dạng, liều lĩnh và táo tợn của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia ở khu vực Tây Phi đã vượt ra ngoài khả năng giải quyết của chính các quốc gia trong khu vực này.
Việc đối phó với các tổ chức trên đang rất cần sự hợp tác quốc tế rộng rãi, từ việc chia sẻ thông tin tội phạm, đến trao đổi kinh nghiệm và phối hợp tác chiến chống tội phạm mà theo UNODC, chỉ sự hợp tác như vậy của cộng đồng quốc tế mới tạo cơ sở để hy vọng rằng tình trạng tội phạm ở Tây Phi và các khu vực, châu lục có liên quan sớm được chặn đứng./.
Báo cáo cảnh báo rằng các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có những nhóm tội phạm ma túy, đưa người vượt biên, làm tiền giả và buôn bán nội tạng người đang tìm mọi cách lợi dụng tình trạng bất ổn tại một số quốc gia ở khu vực này nhằm biến nơi đây thành hang ổ của các loại tội phạm.
Theo nhận định của UNODC, từ lâu các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đã biến khu vực Tây Phi thành nơi trung chuyển ma túy từ vùng Nam Mỹ sang châu Âu.
Trung bình mỗi năm có khoảng 50 tấn cocaine được chuyển từ các nước thuộc khu vực Andes tới vùng Tây Phi, rồi từ đó chuyển lên Bắc Phi để đưa sang châu Âu, và lợi nhuận thu được từ hoạt động tội phạm này còn lớn hơn nhiều lần so với tổng ngân sách của các nước Tây Phi dành cho lĩnh vực an ninh.
Đặc biệt, thời gian gần đây, lợi dụng các cuộc nội chiến và xung đột tôn giáo ở vùng Tây Phi, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đã ráo riết tăng cường sự hiện diện tại khu vực này, và dường như các chính quyền ở đây đang không thể kiểm soát nổi các hoạt động của chúng.
Theo UNODC, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia không chỉ vận chuyển cocaine qua vùng Tây Phi, mà chúng còn biến nơi đây thành nơi chiết xuất, sản xuất ma túy tổng hợp.
Cách đây chưa lâu, lực lượng an ninh địa phương đã phát hiện và triệt phá hai cơ sở sản xuất ma túy tại Nigeria, thu giữ một khối lượng lớn heroin thành phẩm, chuẩn bị đưa sang tiêu thụ tại châu Âu.
UNODC còn cho biết các tổ chức tội phạm đã sử dụng lợi nhuận thu được từ buôn bán ma túy để tổ chức đưa người trái phép từ châu Phi sang châu Âu và trang trải các hoạt động làm tiền giả, buôn bán nội tạng người và cướp biển, tạo nên bầu không khí bất an trong toàn khu vực.
UNODC cho rằng trên thực tế, hoạt động đa dạng, liều lĩnh và táo tợn của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia ở khu vực Tây Phi đã vượt ra ngoài khả năng giải quyết của chính các quốc gia trong khu vực này.
Việc đối phó với các tổ chức trên đang rất cần sự hợp tác quốc tế rộng rãi, từ việc chia sẻ thông tin tội phạm, đến trao đổi kinh nghiệm và phối hợp tác chiến chống tội phạm mà theo UNODC, chỉ sự hợp tác như vậy của cộng đồng quốc tế mới tạo cơ sở để hy vọng rằng tình trạng tội phạm ở Tây Phi và các khu vực, châu lục có liên quan sớm được chặn đứng./.
(TTXVN)