Ngày 11/7, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã công bố gói biện pháp thắt lưng buộc bụng lên tới 65 tỷ euro (80 tỷ USD) nhằm kéo hệ thống ngân hàng nước này ra khỏi bờ vực sụp đổ.
Ông Rahoi cho biết gói biện pháp bao gồm các kế hoạch cắt giảm chi tiêu và nhiều biện pháp khác, trong đó đáng chú ý là việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), giúp mang lại 65 tỷ euro từ nay đến cuối năm 2014 với mục tiêu cuối cùng là giảm thâm hụt ngân sách nhà nước hàng năm.
Theo đó, thuế VAT sẽ tăng thêm 3%, lên 21%, đối với các sản phẩm và dịch vụ như quần áo, ô tô, thuốc là và dịch vụ điện thoại; và thêm 2% lên lên 10% đối với phí giao thông công cộng, thực phẩm đã chế biến, dịch vụ tại các nhà hàng và khách sạn. Khu vực hành chính công sẽ được cải tổ nhằm tiết kiệm 3,5 tỷ euro, bao gồm việc giảm mạnh số doanh nghiệp nhà nước, giảm 30% hội viên hội đồng địa phương, giảm 20% trợ cấp của chính phủ cho các chính đảng và nghiệp đoàn, và giảm lương đối với viên chức và nghị sĩ.
Tại Hội nghị bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng euro diễn ra ngày 10/7 vừa qua, các nhà lãnh đạo tài chính khu vực đã nhất trí dành cho Tây Ban Nha 30 tỷ euro đầu tiên trong gói cứu trợ 100 tỷ euro mà Madrid xin cứu trợ từ các đối tác khu vực để vực dậy ngành ngân hàng đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Điều kiện mà Khu vực đồng euro đặt ra là Tây Ban Nha phải tăng thuế VAT và thực hiện một loạt biện pháp khắc khổ khác. Hội nghị cũng nhất trí kéo dài thời hạn chót để Tây Ban Nha phải đưa thâm hụt ngân sách nhà nước xuống dưới mức trần 3% Tổng sản phẩm quốc nội theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), từ năm 2013 sang năm 2014.
Cũng trong ngày 11/7, hàng nghìn bác sĩ, y tá ở Bồ Đào Nha đã bắt đầu cuộc đình công kéo dài 2 ngày trên toàn quốc để phản đối kế hoạch cắt giảm ngân sách cho ngành y tế, đe dọa làm rối loạn các hoạt động chăm sóc bệnh nhân.
Các tổ chức công đoàn dự đoán đây sẽ là cuộc đình công lớn nhất trong ngành y tế trong 2 thập kỷ qua, trong khi Bộ Y tế ước tính khoảng 400.000 lịch hẹn khám và 4.500 ca phẫu thuật sẽ phải hủy bỏ. Các bác sĩ sẽ chỉ đảm bảo dịch vụ tối thiểu tại các phòng khám và bệnh viện.
Bồ Đào Nha đang phải thực hiện chương trình cắt giảm nợ công và cải cách kinh tế kéo dài 3 năm để được nhận gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (108 tỷ USD) từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Để đáp ứng mục tiêu cắt giảm ngân sách cho ngành y tế, Chính phủ nước này đã giảm giờ làm thêm, tăng giá thuốc, thậm chí đóng cửa một số dịch vụ./.
Ông Rahoi cho biết gói biện pháp bao gồm các kế hoạch cắt giảm chi tiêu và nhiều biện pháp khác, trong đó đáng chú ý là việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), giúp mang lại 65 tỷ euro từ nay đến cuối năm 2014 với mục tiêu cuối cùng là giảm thâm hụt ngân sách nhà nước hàng năm.
Theo đó, thuế VAT sẽ tăng thêm 3%, lên 21%, đối với các sản phẩm và dịch vụ như quần áo, ô tô, thuốc là và dịch vụ điện thoại; và thêm 2% lên lên 10% đối với phí giao thông công cộng, thực phẩm đã chế biến, dịch vụ tại các nhà hàng và khách sạn. Khu vực hành chính công sẽ được cải tổ nhằm tiết kiệm 3,5 tỷ euro, bao gồm việc giảm mạnh số doanh nghiệp nhà nước, giảm 30% hội viên hội đồng địa phương, giảm 20% trợ cấp của chính phủ cho các chính đảng và nghiệp đoàn, và giảm lương đối với viên chức và nghị sĩ.
Tại Hội nghị bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng euro diễn ra ngày 10/7 vừa qua, các nhà lãnh đạo tài chính khu vực đã nhất trí dành cho Tây Ban Nha 30 tỷ euro đầu tiên trong gói cứu trợ 100 tỷ euro mà Madrid xin cứu trợ từ các đối tác khu vực để vực dậy ngành ngân hàng đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Điều kiện mà Khu vực đồng euro đặt ra là Tây Ban Nha phải tăng thuế VAT và thực hiện một loạt biện pháp khắc khổ khác. Hội nghị cũng nhất trí kéo dài thời hạn chót để Tây Ban Nha phải đưa thâm hụt ngân sách nhà nước xuống dưới mức trần 3% Tổng sản phẩm quốc nội theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), từ năm 2013 sang năm 2014.
Cũng trong ngày 11/7, hàng nghìn bác sĩ, y tá ở Bồ Đào Nha đã bắt đầu cuộc đình công kéo dài 2 ngày trên toàn quốc để phản đối kế hoạch cắt giảm ngân sách cho ngành y tế, đe dọa làm rối loạn các hoạt động chăm sóc bệnh nhân.
Các tổ chức công đoàn dự đoán đây sẽ là cuộc đình công lớn nhất trong ngành y tế trong 2 thập kỷ qua, trong khi Bộ Y tế ước tính khoảng 400.000 lịch hẹn khám và 4.500 ca phẫu thuật sẽ phải hủy bỏ. Các bác sĩ sẽ chỉ đảm bảo dịch vụ tối thiểu tại các phòng khám và bệnh viện.
Bồ Đào Nha đang phải thực hiện chương trình cắt giảm nợ công và cải cách kinh tế kéo dài 3 năm để được nhận gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (108 tỷ USD) từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Để đáp ứng mục tiêu cắt giảm ngân sách cho ngành y tế, Chính phủ nước này đã giảm giờ làm thêm, tăng giá thuốc, thậm chí đóng cửa một số dịch vụ./.
(TTXVN)