Tế bào ung thư vú có thể kháng lại hệ miễn dịch

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy tế bào ung thư vú có thể vô hiệu hóa các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Australia công bố ngày 23/7 trên tạp chí Y học Nature cho thấy tế bào ung thư vú có thể vô hiệu hóa các phản ứng miễn dịch của cơ thể và và cho phép virus di căn sang vùng xương của bệnh nhân.

Qua đó, các nhà khoa học cũng đã thử nghiệm hai cách nhằm phục hồi lại các phản ứng miễn dịch, giúp bệnh nhân chống lại ung thư.

Bà Belinda Parker thuộc Trung tâm Ung thư Peter MacCallum tại Menbơn (Australia) và các đồng nghiệp đã tiến hành phân tích bệnh phẩm mô lấy từ khối u của những bệnh nhân ung thư vú đã di căn kết hợp các thử nghiệm trên chuột.

Họ đã phát hiện ra một loại gen có tên IRF7 trong tế bào ung thư có khả năng kiểm soát việc sản sinh protein "interferon" - một loại vitamin miễn dịch quan trọng giúp kháng lại virut và vi khuẩn từ các tế bào khối u.

Khi các tế bào ung thư rời khu vực vú và di chuyển theo đường máu xâm nhập vào tủy sống, interferons do Protein IRF7 sản sinh sẽ giúp hệ miễn dịch nhận dạng các tế bào ung thư và loại bỏ chúng.

Nhưng nếu IRF7 không cho sản sinh interferons thì chức năng của hệ miễn dịch sẽ yếu và cho phép các tế bào gây bệnh tránh bị phát hiện, và di căn vào xương.

Parker và nhóm nghiên cứu đã thử đưa ra hai liệu pháp điều trị nhằm phục hồi lại các phản ứng miễn dịch bằng những thử nghiệm trên chuột. Cách thứ nhất, họ đặt gen IRF7 trở lại vào các tế bào ung thư để các tế bào này không thể hủy gen IRF7, đồng thời kích thích đường dẫn hệ miễn dịch ngăn chặn các tế bào ung thư lan rộng.

Cách thứ hai chính là phương pháp điều trị dùng vitamin "interferon" sẵn có, vốn vẫn dùng để điều trị bệnh viêm gan. Vitamin này có chức năng kháng virus ngăn chặn nguy cơ di căn vào xương.

Bà Parker cho biết khi hiểu cách thức mà các tế bào ung thư vú hoạt động thì sẽ tạo ra hy vọng phục hồi các chức năng miễn dịch và ngăn chặn sự di căn của ung thư.

Trong năm 2010, có tới 1,5 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú, loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới, trong đó có tới 89% phụ nữ bị ung thư vú tại các nươc phương Tây vẫn sống được 5 năm sau khi phát hiện bệnh nhờ vào các xét nghiệm và điều trị./.

Thạch Thảo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục