Thách thức và cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đã có bước phát triển rất xa, từ chỗ thụ động ngồi chờ khách hàng nước ngoài đến mua tại xưởng để bán lại cho hệ thống phân phối ở mỗi nước, nay các doanh nghiệp đã biết cách tiếp cận trực tiếp vào thị trường thế giới.

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đã có bước phát triển rất xa, từ chỗ thụ động ngồi chờ khách hàng nước ngoài đến mua tại xưởng để bán lại cho hệ thống phân phối ở mỗi nước, nay các doanh nghiệp đã biết cách tiếp cận trực tiếp vào thị trường thế giới.

Đồ gỗ Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với những khách hàng chiến lược, thông qua những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, như công nghệ sản xuất lạc hậu, phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật. Các doanh nghiệp chế biến gỗ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu vốn.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam như thị trường xuất khẩu trọng điểm bị thu hẹp, hàng hóa tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa khó thực hiện. Giải pháp kích cầu hiện nay của Chính phủ, với những điều kiện cho vay chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó đưa đồng vốn với lãi suất vay ưu đãi đến với với các doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Tuy nhiên, đây cũng có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp tái cấu trúc cơ sở sản xuất của mình, như có thể mua nguyên liệu với giá rẻ và ít bị cạnh tranh; đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất; xây dựng, đổi mới nhà xưởng, máy móc. Khó khăn cũng khiến cho các doanh nghiệp hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tạ.

Theo ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Nhà nước cần có một chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ lâu dài; mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với lãi vay ưu đãi hoặc không tính lãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.

Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng. Đồng thời xây dựng một Trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp.

Cả nước hiện có khoảng 2.600 doanh nghiệp chế biến gỗ, sử dụng đến 170.000 lao động. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả nước trong một thời gian dài. Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chỉ đạt 61 triệu USD, đến năm 2008 đã đạt tới 2,8 tỷ USD, tăng 459%, đưa ngành chế biến xuất khẩu gỗ trở thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.

Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt trên thị trường hơn 120 nước trên thế giới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục