Thái Lan áp dụng phong tỏa có chọn lọc để kiềm chế COVID-19

Thái Lan sẽ áp đặt các hạn chế đi lại đối với những người từ các khu vực có nguy cơ cao; Chính phủ bác bỏ ý tưởng phong tỏa toàn bộ ở Bangkok vì lo ngại về những tác động kinh tế tiềm tàng.
Thái Lan áp dụng phong tỏa có chọn lọc để kiềm chế COVID-19 ảnh 1Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Bangkok, Thái Lan, ngày 7/6/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Chính phủ Thái Lan ngày 26/6 đã quyết định đóng cửa những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm các khu trại công nhân xây dựng ở vùng thủ đô mở rộng và 4 tỉnh biên giới phía Nam trong 30 ngày kể từ 28/2.

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng sẽ áp đặt các hạn chế đi lại đối với những người từ các khu vực có nguy cơ cao để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Quyết định nói trên được đưa ra bất chấp việc một số bác sĩ cấp cao đề xuất Chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa Bangkok trong 7 ngày do thiếu giường bệnh và nhân viên y tế sau khi các ca mắc mới COVID-19 gia tăng.

Chính phủ Thái Lan bác bỏ ý tưởng phong tỏa toàn bộ ở Bangkok vì lo ngại về tác động kinh tế tiềm tàng có thể phát sinh từ một động thái như vậy.

[Dịch COVID-19: Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà]

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết theo các biện pháp sẽ được áp dụng ở Bangkok cùng các tỉnh lân cận và ở các tỉnh miền Nam gồm Pattani, Yala, Songkhla và Narathiwat, các khu trại công nhân xây dựng sẽ đóng cửa trong 1 tháng.

Các dự án xây dựng cũng sẽ phải tạm dừng và các hợp đồng xây dựng sẽ được phép gia hạn. Bộ Lao động sẽ bồi thường cho những công nhân mất việc làm trong thời gian này.

Ước tính chỉ riêng ở Bangkok đã có hơn 400 khu trại công nhân xây dựng. Thủ tướng Prayut cho biết thêm rằng Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) sẽ công bố chi tiết các biện pháp vào cuối tuần và các biện pháp đó sẽ có hiệu lực vào tuần tới.

Thái Lan ngày 26/6 ghi nhận thêm 4.161 ca nhiễm mới COVID-19 cùng 51 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca mắc bệnh từ trước tới nay lên 240.452, trong đó có 1.870 người không qua khỏi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.