Ngày 8/11, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã công bố chiến lược ba giai đoạn gồm cứu trợ, khôi phục và tái thiết để chống lại trận lũ lụt hiện nay, đồng thời khôi phục lòng tin và vực dậy nền kinh tế sau lũ lụt.
Chiến lược ba giai đoạn gồm hoạt động cứu trợ dự kiến kéo dài từ ba đến bốn tháng cho tới khi nước rút, trong đó thực hiện cứu trợ người dân vùng lũ lụt và giải quyết, xử lý những vấn đề cấp bách.
Tiếp đó giai đoạn khôi phục trong khoảng thời gian một năm chủ yếu nhằm đưa hệ thống kinh tế-xã hội của những khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên tai hoạt động bình thường trở lại; và chính phủ sẽ thành lập hai ủy ban là Ủy ban chiến lược về tái thiết và phát triển trong tương lai (SCRF) và Ủy ban chiến lược quản lý nguồn nước (SCWRM) để thực hiện giai đoạn tái thiết lâu dài.
Hai ủy ban này, do cựu Phó Thủ tướng Virabongsa Ramangura và Phó Thủ tướng Kittiratt Na Ranong đứng đầu, có nhiệm vụ đề ra các chiến lược tổng thể về tái thiết, nhanh chóng khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, phát triển ổn định và ngăn chặn thảm họa tương tự tái diễn trong tương lai.
Cùng ngày, Chính phủ Thái Lan đã thông qua kế hoạch cấp các khoản tín dụng trị giá 15 tỷ baht (gần 500 triệu USD) do Bộ Tài chính đề nghị để thực hiện chương trình ngăn chống lũ lụt tại các khu công nghiệp, cùng với gói cứu trợ trị giá hơn 100 triệu USD dành để bù đắp những thiệt hại mà các hộ gia đình ở thủ đô Bangkok phải gánh chịu do hậu quả của lũ lụt.
Khoảng 621.355 hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 161 USD/hộ. Ngoài ra, một khoản ngân sách khác trị giá 45 triệu USD sẽ được dùng để tu bổ, sữa chữa các khu di tích cổ, trong đó một nửa khoản chi này sẽ dành cho việc trùng tu các khu dich tích ở Hoàng cung Ayutthaya.
Trong khi đó, Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Thái Lan Suchada Kirakul cho biết trận lũ lụt tồi tệ đang diễn ra ở nước này có nguy cơ làm giảm tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2011 của nước này xuống dưới 2,6%, thấp hơn mức tăng 4,1% dự kiến trước đó.
Bà Suchada Kirakul cho biết lũ lụt khiến GDP của nước này năm nay bị thiệt hại khoảng 4,9 tỷ USD, trong khi doanh thu từ ngành liên quan tới du lịch bị giảm tới trên 600 triệu USD do số du khách tới nước này dự kiến giảm từ 700.000-800.000 lượt người. Bà cũng nhận định trận lụt lịch sử này ở Thái Lan có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu ở mức nhất định do Thái Lan là một trong những trung tâm sản xuất chính cho xuất khẩu. Tuy nhiên, bà tỏ ý tin tưởng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không chuyển các cơ sở sản xuất sang nước khác.
Trong nỗ lực cố bơm xả nước để cứu vãn các quận huyện trung tâm, chính quyền Bangkok ngày 8/11 cho lắp đặt thêm hàng chục máy bơm dọc những con kênh xung yếu, đồng thời thuê và huy động hàng trăm cư dân của nhiều quận huyện thu gom nhiều tấn rác thải còn đọng tại các vùng ngập lụt.
Chính quyền thành phố cho biết phải thuê thêm ít nhất 2.000 người thu gom rác để giải quyết núi rác thải đang tích lũy ngày càng nhiều do lũ lụt dồn về ở Bangkok. Hiện nước lụt ở thủ đô Thái Lan rất ô nhiễm do chứa nhiều rác thải, xác động vật và chất thải công nghiệp, gây lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở thành phố 12 triệu dân này./.
Chiến lược ba giai đoạn gồm hoạt động cứu trợ dự kiến kéo dài từ ba đến bốn tháng cho tới khi nước rút, trong đó thực hiện cứu trợ người dân vùng lũ lụt và giải quyết, xử lý những vấn đề cấp bách.
Tiếp đó giai đoạn khôi phục trong khoảng thời gian một năm chủ yếu nhằm đưa hệ thống kinh tế-xã hội của những khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên tai hoạt động bình thường trở lại; và chính phủ sẽ thành lập hai ủy ban là Ủy ban chiến lược về tái thiết và phát triển trong tương lai (SCRF) và Ủy ban chiến lược quản lý nguồn nước (SCWRM) để thực hiện giai đoạn tái thiết lâu dài.
Hai ủy ban này, do cựu Phó Thủ tướng Virabongsa Ramangura và Phó Thủ tướng Kittiratt Na Ranong đứng đầu, có nhiệm vụ đề ra các chiến lược tổng thể về tái thiết, nhanh chóng khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, phát triển ổn định và ngăn chặn thảm họa tương tự tái diễn trong tương lai.
Cùng ngày, Chính phủ Thái Lan đã thông qua kế hoạch cấp các khoản tín dụng trị giá 15 tỷ baht (gần 500 triệu USD) do Bộ Tài chính đề nghị để thực hiện chương trình ngăn chống lũ lụt tại các khu công nghiệp, cùng với gói cứu trợ trị giá hơn 100 triệu USD dành để bù đắp những thiệt hại mà các hộ gia đình ở thủ đô Bangkok phải gánh chịu do hậu quả của lũ lụt.
Khoảng 621.355 hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 161 USD/hộ. Ngoài ra, một khoản ngân sách khác trị giá 45 triệu USD sẽ được dùng để tu bổ, sữa chữa các khu di tích cổ, trong đó một nửa khoản chi này sẽ dành cho việc trùng tu các khu dich tích ở Hoàng cung Ayutthaya.
Trong khi đó, Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Thái Lan Suchada Kirakul cho biết trận lũ lụt tồi tệ đang diễn ra ở nước này có nguy cơ làm giảm tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2011 của nước này xuống dưới 2,6%, thấp hơn mức tăng 4,1% dự kiến trước đó.
Bà Suchada Kirakul cho biết lũ lụt khiến GDP của nước này năm nay bị thiệt hại khoảng 4,9 tỷ USD, trong khi doanh thu từ ngành liên quan tới du lịch bị giảm tới trên 600 triệu USD do số du khách tới nước này dự kiến giảm từ 700.000-800.000 lượt người. Bà cũng nhận định trận lụt lịch sử này ở Thái Lan có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu ở mức nhất định do Thái Lan là một trong những trung tâm sản xuất chính cho xuất khẩu. Tuy nhiên, bà tỏ ý tin tưởng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không chuyển các cơ sở sản xuất sang nước khác.
Trong nỗ lực cố bơm xả nước để cứu vãn các quận huyện trung tâm, chính quyền Bangkok ngày 8/11 cho lắp đặt thêm hàng chục máy bơm dọc những con kênh xung yếu, đồng thời thuê và huy động hàng trăm cư dân của nhiều quận huyện thu gom nhiều tấn rác thải còn đọng tại các vùng ngập lụt.
Chính quyền thành phố cho biết phải thuê thêm ít nhất 2.000 người thu gom rác để giải quyết núi rác thải đang tích lũy ngày càng nhiều do lũ lụt dồn về ở Bangkok. Hiện nước lụt ở thủ đô Thái Lan rất ô nhiễm do chứa nhiều rác thải, xác động vật và chất thải công nghiệp, gây lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở thành phố 12 triệu dân này./.
(TTXVN/Vietnam+)