Ngày 6/6, phát biểu trên chương trình truyền hình sáng Chủ Nhật hàng tuần, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva khẳng định chính phủ nước này sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình hòa giải chính trị năm điểm và sẽ tiến hành thăm dò nguyện vọng và quan điểm của nhân dân.
Thủ tướng Abhisit nêu rõ, nội dung chính của lộ trình bao gồm việc không sử dụng thể chế quân chủ lập hiến làm công cụ giải quyết xung đột chính trị; khẳng định cải tổ là cần thiết để thu hẹp bất bình đẳng kinh tế và xã hội; đảm bảo vai trò xây dựng của các phương tiện truyền thông; mở cuộc điều tra độc lập về tình trạng bạo lực trong mấy tuần qua; tranh thủ sự hợp tác và ủng hộ của tất cả các bên đối với tiến trình hòa giải.
Về vấn đề cải tổ, Thủ tướng Abhisit cho biết ông đã chỉ định cựu Thị trưởng Bangkok Apirak Kosayodhin và ông Supatra Dasdit, thành viên của Đảng Dân chủ tiến hành cuộc thăm dò dư luận về cách thức giải quyết các bất đồng trong xã hội. Cuộc thăm dò này sẽ hoàn tất trong vòng hai tháng tới.
Ông Abhisist cũng cho biết ông và trường Đại học Chualalongkorn, các học giả và đại diện các tổ chức truyền thông đã thảo luận biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống truyền thông không làm chia rẽ và xung đột xã hội trở nên sâu sắc hơn.
Về vấn đề sửa đổi hiến pháp, Thủ tướng Abhisist cho biết ông đã mời các học giả khoa học chính trị và tư pháp từ Viện phát triển hành chính quốc gia (NIDA) phối hợp tìm kiếm biện pháp thu hẹp bất bình đẳng xã hội. Ông cũng đã đề nghị thành lập một ủy ban độc lập và trung lập tiến hành điều tra cuộc trấn áp biểu tình ngày 19/5.
Theo tin nước ngoài, mặc dù tình hình Thái Lan hiện được coi là "dường như đã trở lại bình thường," song Thủ tướng Abhisit ngày 6/6 cho rằng hiện là quá sớm để bãi bỏ sắc lệnh tình trạng khẩn cấp, vì lo ngại bùng phát những vụ bất ổn mới.
Ông Abhisist nêu rõ: "Thái Lan buộc phải chấp nhận tình trạng này mặc dù tình hình dường như đã trở lại bình thường, song các vấn đề về khủng bố và an ninh vẫn hiện hữu."
Ông cho biết chính quyền của ông đang xem xét, cân nhắc thời điểm thích hợp cho việc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp vốn được áp dụng từ hai tháng nay tại một phần ba đất nước, trong đó có thủ đô Bangkok và các tỉnh thành lân cận.
Trong một diễn biến khác có liên quan đến cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, phản ứng về việc Chính phủ Thái Lan lại có lệnh bắt giữ mới đối với cựu Thủ tướng Thaksin, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Nam Hong tuyên bố Campuchia sẽ từ chối dẫn độ ông Thaksin về Thái Lan nếu Phnom Penh được đề nghị.
Bộ trưởng Hor Nam Hong khẳng định Campuchia sẽ không dẫn độ tỷ phú Thaksin về Thái Lan vì ông Thaksin hiện là cố vấn kinh tế của Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Bộ trưởng Hor Nam Hong cũng phản đối mạnh mẽ việc bắt giữ ông Thaksin với tội danh khủng bố như Chính phủ Thái Lan vừa buộc tội, đồng thời cho rằng cảnh sát quốc tế sẽ không làm theo đề nghị trên của Chính phủ Thái Lan vì theo ông, đây là vấn đề "mang động cơ chính trị."
Được biết, Cục điều tra đặc biệt (DSI) của Thái Lan đã gửi bản sao lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng Thaksin tới các cơ quan hữu quan của 187 quốc gia nhằm dẫn độ ông này về nước./.
Thủ tướng Abhisit nêu rõ, nội dung chính của lộ trình bao gồm việc không sử dụng thể chế quân chủ lập hiến làm công cụ giải quyết xung đột chính trị; khẳng định cải tổ là cần thiết để thu hẹp bất bình đẳng kinh tế và xã hội; đảm bảo vai trò xây dựng của các phương tiện truyền thông; mở cuộc điều tra độc lập về tình trạng bạo lực trong mấy tuần qua; tranh thủ sự hợp tác và ủng hộ của tất cả các bên đối với tiến trình hòa giải.
Về vấn đề cải tổ, Thủ tướng Abhisit cho biết ông đã chỉ định cựu Thị trưởng Bangkok Apirak Kosayodhin và ông Supatra Dasdit, thành viên của Đảng Dân chủ tiến hành cuộc thăm dò dư luận về cách thức giải quyết các bất đồng trong xã hội. Cuộc thăm dò này sẽ hoàn tất trong vòng hai tháng tới.
Ông Abhisist cũng cho biết ông và trường Đại học Chualalongkorn, các học giả và đại diện các tổ chức truyền thông đã thảo luận biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống truyền thông không làm chia rẽ và xung đột xã hội trở nên sâu sắc hơn.
Về vấn đề sửa đổi hiến pháp, Thủ tướng Abhisist cho biết ông đã mời các học giả khoa học chính trị và tư pháp từ Viện phát triển hành chính quốc gia (NIDA) phối hợp tìm kiếm biện pháp thu hẹp bất bình đẳng xã hội. Ông cũng đã đề nghị thành lập một ủy ban độc lập và trung lập tiến hành điều tra cuộc trấn áp biểu tình ngày 19/5.
Theo tin nước ngoài, mặc dù tình hình Thái Lan hiện được coi là "dường như đã trở lại bình thường," song Thủ tướng Abhisit ngày 6/6 cho rằng hiện là quá sớm để bãi bỏ sắc lệnh tình trạng khẩn cấp, vì lo ngại bùng phát những vụ bất ổn mới.
Ông Abhisist nêu rõ: "Thái Lan buộc phải chấp nhận tình trạng này mặc dù tình hình dường như đã trở lại bình thường, song các vấn đề về khủng bố và an ninh vẫn hiện hữu."
Ông cho biết chính quyền của ông đang xem xét, cân nhắc thời điểm thích hợp cho việc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp vốn được áp dụng từ hai tháng nay tại một phần ba đất nước, trong đó có thủ đô Bangkok và các tỉnh thành lân cận.
Trong một diễn biến khác có liên quan đến cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, phản ứng về việc Chính phủ Thái Lan lại có lệnh bắt giữ mới đối với cựu Thủ tướng Thaksin, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Nam Hong tuyên bố Campuchia sẽ từ chối dẫn độ ông Thaksin về Thái Lan nếu Phnom Penh được đề nghị.
Bộ trưởng Hor Nam Hong khẳng định Campuchia sẽ không dẫn độ tỷ phú Thaksin về Thái Lan vì ông Thaksin hiện là cố vấn kinh tế của Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Bộ trưởng Hor Nam Hong cũng phản đối mạnh mẽ việc bắt giữ ông Thaksin với tội danh khủng bố như Chính phủ Thái Lan vừa buộc tội, đồng thời cho rằng cảnh sát quốc tế sẽ không làm theo đề nghị trên của Chính phủ Thái Lan vì theo ông, đây là vấn đề "mang động cơ chính trị."
Được biết, Cục điều tra đặc biệt (DSI) của Thái Lan đã gửi bản sao lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng Thaksin tới các cơ quan hữu quan của 187 quốc gia nhằm dẫn độ ông này về nước./.
(TTXVN/Vietnam+)