Theo AP, Bộ Tài chính Mỹ ngày 13/9 thông báo mức thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang trong tài khóa 2011 (kết thúc tháng 9/2011) đã vượt quá 1.230 tỷ USD tính tới tháng Tám vừa qua.
Đây là bằng chứng mới nhất cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới đang phải đương đầu với các thách thức tài chính ngày càng lớn.
Theo báo cáo của Chính phủ Mỹ, chỉ riêng trong tháng Tám, thâm hụt ngân sách liên bang đã vào hơn 134 tỷ USD trong khi thu nhập là hơn 169 tỷ USD. Chi tiêu hàng tháng cũng lên mức hơn 303 tỷ USD.
Hồi tháng trước, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ước tính thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang trong tài khóa 2011 sẽ lên tới 1.280 tỷ USD, năm thứ ba liên tiếp thâm hụt vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.
Cùng ngày, Tiểu ban Phân bổ Ngân sách Quốc phòng của Thượng viện Mỹ đã nhất trí đóng băng khoản chi tiêu quốc phòng trị giá 513 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng lần tới.
[Nền kinh tế của Mỹ một thập kỷ sau sự kiện 11/9]
Trong khi đó, tỷ lệ đói nghèo tại nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đã đạt mức kỷ lục. Theo báo cáo của Cục điều tra dân số Mỹ, hiện có khoảng 46 triệu người Mỹ sống trong đói nghèo. Đây là mức cao nhất kể từ khi Cục điều tra dân số bắt đầu theo dõi chỉ số đói nghèo vào năm 1959.
Ngoài ra, thu nhập trung bình của hộ gia đình Mỹ trong năm 2010 đã giảm 2,3% xuống mức 49.445 USD (đã được điều chỉnh theo lạm phát). Đây là năm đầu tiên kể từ năm 1997, thu nhập của một hộ gia đình Mỹ thấp hơn mức trung bình 50.000 USD.
Một chuyên gia thuộc Viện thống kê Brookings (Mỹ) nhận định báo cáo trên cho thấy viễn cảnh u ám của nền kinh tế Mỹ sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới.
Các chương trình cứu trợ kinh tế đã giúp hàng triệu hộ gia đình Mỹ thoát khỏi đói nghèo, song chúng vẫn là đối tượng bị cắt giảm hàng đầu trong chính sách thắt chặt chi tiêu của chính phủ do thâm hụt ngân sách và nợ công.
Các số liệu thống kê của Viện Brookings cho thấy tỷ lệ nghèo đói ở Mỹ có thể sẽ vượt mức 16% trong năm 2014, đồng nghĩa với việc "bão" tài chính toàn cầu đã đẩy thêm gần 10 triệu người Mỹ vào cảnh khốn cùng.
Dù vậy, theo báo cáo của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 7/9, nền kinh tế số một thế giới tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chậm hoặc trung bình ở nhiều khu vực./.
Đây là bằng chứng mới nhất cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới đang phải đương đầu với các thách thức tài chính ngày càng lớn.
Theo báo cáo của Chính phủ Mỹ, chỉ riêng trong tháng Tám, thâm hụt ngân sách liên bang đã vào hơn 134 tỷ USD trong khi thu nhập là hơn 169 tỷ USD. Chi tiêu hàng tháng cũng lên mức hơn 303 tỷ USD.
Hồi tháng trước, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ước tính thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang trong tài khóa 2011 sẽ lên tới 1.280 tỷ USD, năm thứ ba liên tiếp thâm hụt vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.
Cùng ngày, Tiểu ban Phân bổ Ngân sách Quốc phòng của Thượng viện Mỹ đã nhất trí đóng băng khoản chi tiêu quốc phòng trị giá 513 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng lần tới.
[Nền kinh tế của Mỹ một thập kỷ sau sự kiện 11/9]
Trong khi đó, tỷ lệ đói nghèo tại nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đã đạt mức kỷ lục. Theo báo cáo của Cục điều tra dân số Mỹ, hiện có khoảng 46 triệu người Mỹ sống trong đói nghèo. Đây là mức cao nhất kể từ khi Cục điều tra dân số bắt đầu theo dõi chỉ số đói nghèo vào năm 1959.
Ngoài ra, thu nhập trung bình của hộ gia đình Mỹ trong năm 2010 đã giảm 2,3% xuống mức 49.445 USD (đã được điều chỉnh theo lạm phát). Đây là năm đầu tiên kể từ năm 1997, thu nhập của một hộ gia đình Mỹ thấp hơn mức trung bình 50.000 USD.
Một chuyên gia thuộc Viện thống kê Brookings (Mỹ) nhận định báo cáo trên cho thấy viễn cảnh u ám của nền kinh tế Mỹ sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới.
Các chương trình cứu trợ kinh tế đã giúp hàng triệu hộ gia đình Mỹ thoát khỏi đói nghèo, song chúng vẫn là đối tượng bị cắt giảm hàng đầu trong chính sách thắt chặt chi tiêu của chính phủ do thâm hụt ngân sách và nợ công.
Các số liệu thống kê của Viện Brookings cho thấy tỷ lệ nghèo đói ở Mỹ có thể sẽ vượt mức 16% trong năm 2014, đồng nghĩa với việc "bão" tài chính toàn cầu đã đẩy thêm gần 10 triệu người Mỹ vào cảnh khốn cùng.
Dù vậy, theo báo cáo của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 7/9, nền kinh tế số một thế giới tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chậm hoặc trung bình ở nhiều khu vực./.
(Vietnam+)