Thâm hụt thương mại của Pháp đã tăng từ 4,5 tỷ euro trong tháng 4/2013 lên 6,01 tỷ euro (7,7 tỷ USD) trong tháng 5/2013, ghi dấu lần đầu tiên vượt 6 tỷ euro kể từ tháng 6/2012.
Mặc dù đây chỉ là số liệu trong một tháng, song con số trên đã thêm một gam màu tối vào bức tranh chung của kinh tế Pháp và trở thành một vấn đề trầm trọng tại "đất nước hình lục lăng".
Trong tháng Năm, kim ngạch xuất khẩu của Pháp sang các nước bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh, nhất là sang châu Á, Trung Đông và châu Phi.
Các khu vực này đại diện cho các nền kinh tế mới nổi và là thị trường quan trọng đối với các nhà xuất khẩu châu Âu. Thâm hụt thương mại tăng là do hoạt động xuất khẩu các phương tiện vận tải, nhất là máy bay và trang thiết bị hàng không yếu.
Tuy nhiên, các đơn đặt hàng mua máy bay trị giá 39,3 tỷ USD của Airbus tại triển lãm Paris Air Show vào trung tuần tháng 6/2013 sẽ là nhân tố tích cực lớn đóng góp vào cán cân thương mại của Pháp trong những tháng tới.
Thâm hụt thương mại có thể gây cản trở cho sự tăng trưởng của kinh tế Pháp, trong bối cảnh Pari coi đây là vấn đề "sống còn" đối với nền kinh tế và đang cố gắng nâng cao sức cạnh tranh cũng như nguồn thu từ thuế.
Trong 12 tháng tính đến tháng 5/2013, thâm hụt thương mại của Pháp là 63,3 tỷ euro tổng cộng, so với 67,1 tỷ euro trong cả năm 2012. Chính phủ Pháp đã đưa ra một số thay đổi về thuế và luật lao động để gia tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng Pháp phải tiến hành cải cách sâu rộng hơn, để nâng cao tính hiệu quả cho nền kinh tế. Đổi lại, EC sẽ cho phép nước này có thêm 2 năm để giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% GDP (theo quy định của EU).
Các nhà phân tích của ngân hàng Morgan Stanley cảnh báo thâm hụt thương mại sẽ gây ra tình trạng căng thẳng tài chính cho Pháp./.
Mặc dù đây chỉ là số liệu trong một tháng, song con số trên đã thêm một gam màu tối vào bức tranh chung của kinh tế Pháp và trở thành một vấn đề trầm trọng tại "đất nước hình lục lăng".
Trong tháng Năm, kim ngạch xuất khẩu của Pháp sang các nước bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh, nhất là sang châu Á, Trung Đông và châu Phi.
Các khu vực này đại diện cho các nền kinh tế mới nổi và là thị trường quan trọng đối với các nhà xuất khẩu châu Âu. Thâm hụt thương mại tăng là do hoạt động xuất khẩu các phương tiện vận tải, nhất là máy bay và trang thiết bị hàng không yếu.
Tuy nhiên, các đơn đặt hàng mua máy bay trị giá 39,3 tỷ USD của Airbus tại triển lãm Paris Air Show vào trung tuần tháng 6/2013 sẽ là nhân tố tích cực lớn đóng góp vào cán cân thương mại của Pháp trong những tháng tới.
Thâm hụt thương mại có thể gây cản trở cho sự tăng trưởng của kinh tế Pháp, trong bối cảnh Pari coi đây là vấn đề "sống còn" đối với nền kinh tế và đang cố gắng nâng cao sức cạnh tranh cũng như nguồn thu từ thuế.
Trong 12 tháng tính đến tháng 5/2013, thâm hụt thương mại của Pháp là 63,3 tỷ euro tổng cộng, so với 67,1 tỷ euro trong cả năm 2012. Chính phủ Pháp đã đưa ra một số thay đổi về thuế và luật lao động để gia tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng Pháp phải tiến hành cải cách sâu rộng hơn, để nâng cao tính hiệu quả cho nền kinh tế. Đổi lại, EC sẽ cho phép nước này có thêm 2 năm để giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% GDP (theo quy định của EU).
Các nhà phân tích của ngân hàng Morgan Stanley cảnh báo thâm hụt thương mại sẽ gây ra tình trạng căng thẳng tài chính cho Pháp./.
T.M (TTXVN)