Hiệp hội các Hợp tác xã nông nghiệp Indonesia (HKTI) cho biết thâm hụt thương mại của nước này năm 2012 đã lên tới 1,33 tỷ USD - mức thâm hụt thương mại lớn nhất từ trước đến nay của đất nước Vạn đảo.
HKTI đã kêu gọi chính phủ nước này xem xét lại chính sách nhập khẩu, hạn chế cấp hạn ngạch nhằm đảm bảo cân bằng cán cân thương mại và bảo vệ sản xuất nông nghiệp cũng như các lợi ích của nông dân trong nước.
Tổng Thư ký HKTI, ông Fadli Zon cho biết thậm chí ngay cả trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính 1997-1998 ở châu Á, trong đó có Indonesia, thì đất nước Vạn đảo vẫn đạt thặng dư thương mại.
HKTI cho rằng mức thâm hụt thương mại lớn như trên chủ yếu là do mức tăng kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể, ở mức 4,6% và nhập khẩu tăng mạnh, ở mức 9,92% năm 2012.
Tuy vậy, cho dù có những tác động khách quan từ bên ngoài như thị trường các đối tác thương mại truyền thống chủ chốt là Mỹ và châu Âu bị thu hẹp do khó khăn kinh tế- tài chính-xã hội của các nước này, song Chính phủ Indonesia cần có những bước đi chiến lược để xóa bỏ thâm hụt thương mại, trong đó có việc hạn chế nhập khẩu và cấp hạn ngạch để đạt được mục tiêu kép, khi bảo vệ được cả sản xuất trong nước.
Ông Fadli Zon lưu ý rằng việc Indonesia áp dụng một hệ thống thương mại tự do trong khi chưa sẵn sàng cho sự cạnh tranh mở trên thị trường đã khiến cho đất nước trở thành thị trường cho hàng hóa nước ngoài, nhất là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.
Nếu chính phủ không đưa ra và thực thi những biện pháp quyết liệt, trong đó có việc hạn chế nhập khẩu các nguyên vật liệu công nghiệp cơ bản đã sẵn có trong nước thì Indonesia sẽ tiếp tục chịu thâm hụt thương mại gia tăng trong năm 2013.
Tổ chức này dự báo mức tăng kim ngạch xuất khẩu năm nay sẽ vẫn thấp hơn nhập khẩu với xuất khẩu tăng 9,22% so với nhập khẩu là 9,24%.
Năm 2012, Indonesia đã nhập khẩu 313.200 tỷ rupia các nguyên liệu công nghiệp cơ bản, vượt mục tiêu 283.000 tỷ rupia đã đề ra trong kế hoạch ngân sách của chính phủ./.
HKTI đã kêu gọi chính phủ nước này xem xét lại chính sách nhập khẩu, hạn chế cấp hạn ngạch nhằm đảm bảo cân bằng cán cân thương mại và bảo vệ sản xuất nông nghiệp cũng như các lợi ích của nông dân trong nước.
Tổng Thư ký HKTI, ông Fadli Zon cho biết thậm chí ngay cả trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính 1997-1998 ở châu Á, trong đó có Indonesia, thì đất nước Vạn đảo vẫn đạt thặng dư thương mại.
HKTI cho rằng mức thâm hụt thương mại lớn như trên chủ yếu là do mức tăng kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể, ở mức 4,6% và nhập khẩu tăng mạnh, ở mức 9,92% năm 2012.
Tuy vậy, cho dù có những tác động khách quan từ bên ngoài như thị trường các đối tác thương mại truyền thống chủ chốt là Mỹ và châu Âu bị thu hẹp do khó khăn kinh tế- tài chính-xã hội của các nước này, song Chính phủ Indonesia cần có những bước đi chiến lược để xóa bỏ thâm hụt thương mại, trong đó có việc hạn chế nhập khẩu và cấp hạn ngạch để đạt được mục tiêu kép, khi bảo vệ được cả sản xuất trong nước.
Ông Fadli Zon lưu ý rằng việc Indonesia áp dụng một hệ thống thương mại tự do trong khi chưa sẵn sàng cho sự cạnh tranh mở trên thị trường đã khiến cho đất nước trở thành thị trường cho hàng hóa nước ngoài, nhất là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.
Nếu chính phủ không đưa ra và thực thi những biện pháp quyết liệt, trong đó có việc hạn chế nhập khẩu các nguyên vật liệu công nghiệp cơ bản đã sẵn có trong nước thì Indonesia sẽ tiếp tục chịu thâm hụt thương mại gia tăng trong năm 2013.
Tổ chức này dự báo mức tăng kim ngạch xuất khẩu năm nay sẽ vẫn thấp hơn nhập khẩu với xuất khẩu tăng 9,22% so với nhập khẩu là 9,24%.
Năm 2012, Indonesia đã nhập khẩu 313.200 tỷ rupia các nguyên liệu công nghiệp cơ bản, vượt mục tiêu 283.000 tỷ rupia đã đề ra trong kế hoạch ngân sách của chính phủ./.
(TTXVN)