Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong tháng Bảy này phải hoàn chỉnh dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với một số tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thực sự cần thiết phải sửa.
Theo đó, các tiêu chí thực sự cần thiết phải sửa bao gồm tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí 7 về chợ nông thôn, tiêu chí 14 về giáo dục, tiêu chí 15 về y tế. Đối với tiêu chí 10 về thu nhập, tiêu chí 12 về cơ cấu lao động, Phó Thủ tướng yêu cầu cần đưa ra các phương án khác nhau và phân tích rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án để tiếp tục lấy ý kiến của các địa phương và các Bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được các địa phương, ban ngành triển khai thực hiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và qua ý kiến các địa phương cho thấy có một số tiêu chí chưa phù hợp và cách hiểu về nội dung tiêu chí còn nhiều bất cập. Cụ thể như tiêu chí về chợ nông thôn, theo ý kiến các địa phương, không nhất thiết mỗi xã cần phải có một chợ để phục vụ người dân. Có nhiều xã, chợ khu vực đã phục vụ tốt nhu cầu của người dân do vậy không nhất thiết phải mở thêm chợ mới.
Còn tiêu chí về nhà ở dân cư theo quy định nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng hiện nay là nhà bốn cứng (tường cứng, cột cứng, nền cứng, mái cứng) là chưa hẳn phù hợp với các vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Về tiêu chí thu nhập theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh phải đạt từ 1,2 đến 1,5 lần tùy theo điều kiện từng vùng. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai cho thấy phương pháp tính toán thu nhập của xã là chưa phù hợp.
Đồng thời, nếu so sánh với bình quân chung của toàn tỉnh thì sẽ rất khó đối với các tỉnh có nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp so với cơ cấu kinh tế chung của cả tỉnh. Do vậy rất cần thiết phải thay đổi "mốc" so sánh, có thể so sánh với "mốc" thu nhập trước khi triển khai đề án nông thôn mới để thực hiện. Đối với các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thì đòi hỏi quá trình lâu dài. Do vậy, cần có mức quy định riêng và phù hợp, nên giao cho tỉnh quyết định về mức độ phấn đấu.
Đối với tiêu chí về cơ cấu lao động trong nông nghiệp, theo quy định là xã nông thôn mới thì số lao động theo nông nghiệp chỉ chiếm dưới 30%. Nếu thực hiện đúng như vậy là không phù hợp với các xã vùng sâu, vùng xa và vùng chuyên canh cây nông nghiệp. Đặc biệt, những nơi vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp chưa thể vào đầu tư, điều kiện kinh tế chưa phát triển, sẽ rất khó chuyển đổi lao động sang các ngành nghề khác.../.
Theo đó, các tiêu chí thực sự cần thiết phải sửa bao gồm tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí 7 về chợ nông thôn, tiêu chí 14 về giáo dục, tiêu chí 15 về y tế. Đối với tiêu chí 10 về thu nhập, tiêu chí 12 về cơ cấu lao động, Phó Thủ tướng yêu cầu cần đưa ra các phương án khác nhau và phân tích rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án để tiếp tục lấy ý kiến của các địa phương và các Bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được các địa phương, ban ngành triển khai thực hiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và qua ý kiến các địa phương cho thấy có một số tiêu chí chưa phù hợp và cách hiểu về nội dung tiêu chí còn nhiều bất cập. Cụ thể như tiêu chí về chợ nông thôn, theo ý kiến các địa phương, không nhất thiết mỗi xã cần phải có một chợ để phục vụ người dân. Có nhiều xã, chợ khu vực đã phục vụ tốt nhu cầu của người dân do vậy không nhất thiết phải mở thêm chợ mới.
Còn tiêu chí về nhà ở dân cư theo quy định nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng hiện nay là nhà bốn cứng (tường cứng, cột cứng, nền cứng, mái cứng) là chưa hẳn phù hợp với các vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Về tiêu chí thu nhập theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh phải đạt từ 1,2 đến 1,5 lần tùy theo điều kiện từng vùng. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai cho thấy phương pháp tính toán thu nhập của xã là chưa phù hợp.
Đồng thời, nếu so sánh với bình quân chung của toàn tỉnh thì sẽ rất khó đối với các tỉnh có nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp so với cơ cấu kinh tế chung của cả tỉnh. Do vậy rất cần thiết phải thay đổi "mốc" so sánh, có thể so sánh với "mốc" thu nhập trước khi triển khai đề án nông thôn mới để thực hiện. Đối với các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thì đòi hỏi quá trình lâu dài. Do vậy, cần có mức quy định riêng và phù hợp, nên giao cho tỉnh quyết định về mức độ phấn đấu.
Đối với tiêu chí về cơ cấu lao động trong nông nghiệp, theo quy định là xã nông thôn mới thì số lao động theo nông nghiệp chỉ chiếm dưới 30%. Nếu thực hiện đúng như vậy là không phù hợp với các xã vùng sâu, vùng xa và vùng chuyên canh cây nông nghiệp. Đặc biệt, những nơi vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp chưa thể vào đầu tư, điều kiện kinh tế chưa phát triển, sẽ rất khó chuyển đổi lao động sang các ngành nghề khác.../.
(TTXVN)