Trước những lộn xộn và sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp để chấn chỉnh hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 25 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có lớp đào tạo theo hình thức liên kết, cả chính quy và không chính quy với gần 5.000 học viên.
Hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở chủ trì đào tạo và các cơ sở phối hợp đào tạo có nhiều sai phạm về quy trình, quy định, chạy theo số lượng mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng.
Những thiếu sót, hạn chế và sai phạm chủ yếu là không được cấp có thẩm quyền cho phép nhưng vẫn liên kết đào tạo; không đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng; nhiều cơ sở không thuộc đối tượng được liên kết đào tạo nhưng vẫn liên kết đào tạo; thu-chi, quản lý và sử dụng học phí, lệ phí không đúng quy định.
Bên cạnh đó, vai trò quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở chuyên ngành, các địa phương lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được, chậm xử lý các vi phạm hành chính trong liên kết đào tạo.
Khắc phục tình trạng trên, Thanh Hóa thực hiện quản lý chặt chẽ đối với hoạt động liên kết đào tạo. Theo đó, việc thẩm định các ngành, nghề chỉ tiêu phải trên cơ sở xác định đúng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, đơn vị và nhu cầu xã hội để lựa chọn và đề xuất cơ sở chủ trì đào tạo có thương hiệu về đào tạo. Các đơn vị phối hợp đào tạo phải có đủ điều kiện theo quy định, chỉ cho phép được liên kết đào tạo trình độ cao hơn đối với những ngành, nghề mà trường đang đào tạo.
Về nhu cầu mở ngành, nghề đào tạo mới theo định hướng của tỉnh, liên hệ với các đơn vị chủ trì đào tạo về chỉ tiêu, đối tượng tuyển sinh, hệ đào tạo, địa điểm, kinh phí đào tạo; khi có văn bản phúc đáp của các cơ sở chủ trì đào tạo thì báo cáo Sở Giáo dục thẩm định./.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 25 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có lớp đào tạo theo hình thức liên kết, cả chính quy và không chính quy với gần 5.000 học viên.
Hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở chủ trì đào tạo và các cơ sở phối hợp đào tạo có nhiều sai phạm về quy trình, quy định, chạy theo số lượng mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng.
Những thiếu sót, hạn chế và sai phạm chủ yếu là không được cấp có thẩm quyền cho phép nhưng vẫn liên kết đào tạo; không đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng; nhiều cơ sở không thuộc đối tượng được liên kết đào tạo nhưng vẫn liên kết đào tạo; thu-chi, quản lý và sử dụng học phí, lệ phí không đúng quy định.
Bên cạnh đó, vai trò quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở chuyên ngành, các địa phương lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được, chậm xử lý các vi phạm hành chính trong liên kết đào tạo.
Khắc phục tình trạng trên, Thanh Hóa thực hiện quản lý chặt chẽ đối với hoạt động liên kết đào tạo. Theo đó, việc thẩm định các ngành, nghề chỉ tiêu phải trên cơ sở xác định đúng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, đơn vị và nhu cầu xã hội để lựa chọn và đề xuất cơ sở chủ trì đào tạo có thương hiệu về đào tạo. Các đơn vị phối hợp đào tạo phải có đủ điều kiện theo quy định, chỉ cho phép được liên kết đào tạo trình độ cao hơn đối với những ngành, nghề mà trường đang đào tạo.
Về nhu cầu mở ngành, nghề đào tạo mới theo định hướng của tỉnh, liên hệ với các đơn vị chủ trì đào tạo về chỉ tiêu, đối tượng tuyển sinh, hệ đào tạo, địa điểm, kinh phí đào tạo; khi có văn bản phúc đáp của các cơ sở chủ trì đào tạo thì báo cáo Sở Giáo dục thẩm định./.
Nguyễn Mai Hương (Vietnam+)