Ngày 23/6, tại Vĩnh Long, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Hiệp hội Thủy sản các tỉnh sản xuất cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long và doanh nghiệp chế biến thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản trong khu vực đã họp bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cá tra trong 6 tháng cuối năm 2012.
Theo Hiệp hội Thủy sản các tỉnh, đến giữa tháng 6/2012, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch hơn 1.130 ha mặt nước nuôi thả cá tra, sản lượng đạt hơn 400.000 tấn với năng suất bình quân 295 tấn/ha; diện tích đang thả nuôi hơn 3.877 ha (trong đó 2.650 ha mới thả năm 2012.
Dự kiến trong thời gian từ nay đến hết tháng 8/2012 toàn vùng sẽ có thêm 1.300 ha ao nuôi cá tra đến kỳ thu hoạch, ước sản lượng khoảng 400.000 tấn; trong các tháng còn lại của năm 2012 sẽ thu hoạch thêm khoảng 2.600 ha với sản lượng ước khoảng 700.000 tấn.
Nghịch lý xảy ra trong 3 tháng nay tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nguồn cá tra nguyên liệu thiếu, nhiều nhà máy chế biến cá tra "đói" nguyên liệu, hoạt động không hết công suất nhưng giá cá nguyên liệu giảm mạnh, hiện cá loại 1 chỉ còn từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg, người nuôi đang lỗ từ 2.000 đồng đến hơn 4.000 đồng/kg.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Vasep cho biết: Trong 5 tháng đầu năm 2012, tuy Việt Nam đã xuất khẩu cá tra sang 120 thị trường trên thế giới, đạt giá trị 700 triệu USD, tăng 7,1% so cùng kỳ nhưng thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam là EU lại giảm mạnh hơn 10% so với cùng kỳ năm 2011.
Hiện nay khu vực các nước châu Âu đang vào mùa nghỉ hè nên dự báo khoảng tháng 8, tháng 9 mới có khả năng phục hồi nhưng thời gian này lượng cá tra nguyên liệu lại không còn nhiều. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu còn chịu nhiều sức ép cạnh tranh nên ngành sản xuất cá tra từ đầu năm đến nay luôn trong tình trạng khủng hoảng.
Theo các Hiệp hội thủy sản các tỉnh, nguyên nhân của sự khủng hoảng trong ngành sản xuất cá tra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là do cung - cầu mất cân đối, thiếu thông tin minh bạch về thị trường; chi phí sản xuất tăng (do chất lượng con giống hao hụt quá cao từ 30-40%, chi phí thức ăn tăng từ 11.000 đồng lên 23.000 đồng/kg, lãi suất ngân hàng cao…) làm giảm lợi thế cạnh tranh; tình hình tiêu thụ cá tra bất ổn; các ngân hàng thắt chặt cho vay nhưng suất đầu tư nuôi cá tra lớn (8 tỷ đồng/ha) nên người nuôi cá, nhất là người nuôi nhỏ lẻ đang rất khó khăn về vốn, dù Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất cho vay.
Các Hiệp hội Thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có các giải pháp hỗ trợ cấp bách, trước mắt và lâu dài để phát triển bền vững nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu; trong đó cần chỉ đạo thống kê chính xác; minh bạch thông tin; xác định và công bố giá thành sản xuất cá nguyên liệu (ước khoảng 2,8USD/kg) mới có cơ sở quản lý doanh nghiệp về giá; quy định nghề sản xuất kinh doanh cá tra là nghề có điều kiện và giảm đầu mối xuất khẩu, không nên để nhiều như hiện nay.
Nhà nước cần xây dựng và ban hành sớm các quy chuẩn kỹ thuật về trại sản xuất cá tra giống, cá tra bố mẹ, thức ăn, cá tra thương phẩm, nội dung và trình tự khảo nghiệm thức ăn cho cá tra...
Các doanh nghiệp chế biến cá tra cần phải có vùng nuôi nguyên liệu thông qua các hợp đồng liên kết với các cơ sở nuôi để duy trì tính bền vững cho chuỗi liên kết, thuận lợi trong việc truy nguyên nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm. Công tác xúc tiến thương mại về sản phẩm cá tra hiện nay chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu, còn bỏ ngỏ thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng rất lớn.
Cá tra là sản phẩm chiến lược quốc gia nên Chính phủ cần có chính sách tín dụng đặc thù để giúp người nuôi cá vượt qua khó khăn, ngân hàng cần tạo điều kiện cho người nuôi, cơ sở chế biến cá tra tiếp cận các nguồn vốn: nâng định mức cho vay và thời gian cho vay để đáp ứng một kỳ nuôi./.
Theo Hiệp hội Thủy sản các tỉnh, đến giữa tháng 6/2012, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch hơn 1.130 ha mặt nước nuôi thả cá tra, sản lượng đạt hơn 400.000 tấn với năng suất bình quân 295 tấn/ha; diện tích đang thả nuôi hơn 3.877 ha (trong đó 2.650 ha mới thả năm 2012.
Dự kiến trong thời gian từ nay đến hết tháng 8/2012 toàn vùng sẽ có thêm 1.300 ha ao nuôi cá tra đến kỳ thu hoạch, ước sản lượng khoảng 400.000 tấn; trong các tháng còn lại của năm 2012 sẽ thu hoạch thêm khoảng 2.600 ha với sản lượng ước khoảng 700.000 tấn.
Nghịch lý xảy ra trong 3 tháng nay tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nguồn cá tra nguyên liệu thiếu, nhiều nhà máy chế biến cá tra "đói" nguyên liệu, hoạt động không hết công suất nhưng giá cá nguyên liệu giảm mạnh, hiện cá loại 1 chỉ còn từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg, người nuôi đang lỗ từ 2.000 đồng đến hơn 4.000 đồng/kg.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Vasep cho biết: Trong 5 tháng đầu năm 2012, tuy Việt Nam đã xuất khẩu cá tra sang 120 thị trường trên thế giới, đạt giá trị 700 triệu USD, tăng 7,1% so cùng kỳ nhưng thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam là EU lại giảm mạnh hơn 10% so với cùng kỳ năm 2011.
Hiện nay khu vực các nước châu Âu đang vào mùa nghỉ hè nên dự báo khoảng tháng 8, tháng 9 mới có khả năng phục hồi nhưng thời gian này lượng cá tra nguyên liệu lại không còn nhiều. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu còn chịu nhiều sức ép cạnh tranh nên ngành sản xuất cá tra từ đầu năm đến nay luôn trong tình trạng khủng hoảng.
Theo các Hiệp hội thủy sản các tỉnh, nguyên nhân của sự khủng hoảng trong ngành sản xuất cá tra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là do cung - cầu mất cân đối, thiếu thông tin minh bạch về thị trường; chi phí sản xuất tăng (do chất lượng con giống hao hụt quá cao từ 30-40%, chi phí thức ăn tăng từ 11.000 đồng lên 23.000 đồng/kg, lãi suất ngân hàng cao…) làm giảm lợi thế cạnh tranh; tình hình tiêu thụ cá tra bất ổn; các ngân hàng thắt chặt cho vay nhưng suất đầu tư nuôi cá tra lớn (8 tỷ đồng/ha) nên người nuôi cá, nhất là người nuôi nhỏ lẻ đang rất khó khăn về vốn, dù Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất cho vay.
Các Hiệp hội Thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có các giải pháp hỗ trợ cấp bách, trước mắt và lâu dài để phát triển bền vững nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu; trong đó cần chỉ đạo thống kê chính xác; minh bạch thông tin; xác định và công bố giá thành sản xuất cá nguyên liệu (ước khoảng 2,8USD/kg) mới có cơ sở quản lý doanh nghiệp về giá; quy định nghề sản xuất kinh doanh cá tra là nghề có điều kiện và giảm đầu mối xuất khẩu, không nên để nhiều như hiện nay.
Nhà nước cần xây dựng và ban hành sớm các quy chuẩn kỹ thuật về trại sản xuất cá tra giống, cá tra bố mẹ, thức ăn, cá tra thương phẩm, nội dung và trình tự khảo nghiệm thức ăn cho cá tra...
Các doanh nghiệp chế biến cá tra cần phải có vùng nuôi nguyên liệu thông qua các hợp đồng liên kết với các cơ sở nuôi để duy trì tính bền vững cho chuỗi liên kết, thuận lợi trong việc truy nguyên nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm. Công tác xúc tiến thương mại về sản phẩm cá tra hiện nay chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu, còn bỏ ngỏ thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng rất lớn.
Cá tra là sản phẩm chiến lược quốc gia nên Chính phủ cần có chính sách tín dụng đặc thù để giúp người nuôi cá vượt qua khó khăn, ngân hàng cần tạo điều kiện cho người nuôi, cơ sở chế biến cá tra tiếp cận các nguồn vốn: nâng định mức cho vay và thời gian cho vay để đáp ứng một kỳ nuôi./.
Phạm Thị Bình (TTXVN)