Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định có liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu tại hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp của Hà Nội nhằm tháo gỡ khó khăn, thi đua sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế năm nay, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh thành thố sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; tập trung đầu tư cho các công trình, dự án có hiệu quả.
Đặc biệt, thành phố sẽ chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là đối với các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
Theo ông Thảo, bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phát huy vai trò chủ lực, xung kích trên mặt trận kinh tế và hội nhập quốc tế, năng động, sáng tạo, nhanh nhạy, tích cực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm nay.
Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các hoạt động xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống người lao động; bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Thành phố kêu gọi, với cách làm sáng tạo, mỗi doanh nghiệp bằng hành động cụ thế, thiết thực tham gia các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Khẳng định đóng góp lớn của các doanh nghiệp Thủ đô vào tăng trưởng kinh tế của Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho rằng trong năm 2009, các doanh nghiệp của Thủ đô đã vượt qua khó khăn thách thức, vươn lên; đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đã vững bước vượt qua suy giảm kinh tế “như con thuyền đã vượt qua bão táp, để vươn ra biển lớn.”
Tuy nhiên các doanh nghiệp của Hà Nội vẫn chưa phát huy hết lợi thế của Thủ đô như giá trị đất đai, khoa học công nghệ, nhân lực dồi dào, cơ chế chính sách “mở;” lâu nay các doanh nghiệp vẫn chưa tạo ra được sự đột phá, còn ít sản phẩm chủ lực.
Với trên 95.000 doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội, trong đó có gần 17.400 doanh nghiệp mới được thành lập, 335 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký trên 300 triệu USD…cho thấy sự hấp dẫn và tiềm năng đầu tư-kinh doanh ở Thủ đô.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đều nhận định: Trung ương và thành phố đã "mở" hết tất cả những cơ chế chính sách để tạo thêm sức mạnh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng mong muốn thành phố thúc đẩy nhanh hơn về cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng trong vay vốn cũng như cách thức tính thuế hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thuê mặt bằng mở rộng sản xuất...
Kiến nghị với thành phố về giá thuê đất, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội Bùi Văn Quân cho rằng thành phố nên có bảng giá đất theo từng quý để khi làm xong các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển kinh doanh; tránh trường hợp khi doanh nghiệp đã làm xong các thủ tục đầu tư, khi đến thủ tục định giá đất, doanh nghiệp “đâm lao phải theo lao” chứ nếu tính ra thì “lỗ”./.
Phát biểu tại hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp của Hà Nội nhằm tháo gỡ khó khăn, thi đua sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế năm nay, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh thành thố sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; tập trung đầu tư cho các công trình, dự án có hiệu quả.
Đặc biệt, thành phố sẽ chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là đối với các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
Theo ông Thảo, bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phát huy vai trò chủ lực, xung kích trên mặt trận kinh tế và hội nhập quốc tế, năng động, sáng tạo, nhanh nhạy, tích cực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm nay.
Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các hoạt động xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống người lao động; bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Thành phố kêu gọi, với cách làm sáng tạo, mỗi doanh nghiệp bằng hành động cụ thế, thiết thực tham gia các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Khẳng định đóng góp lớn của các doanh nghiệp Thủ đô vào tăng trưởng kinh tế của Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho rằng trong năm 2009, các doanh nghiệp của Thủ đô đã vượt qua khó khăn thách thức, vươn lên; đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đã vững bước vượt qua suy giảm kinh tế “như con thuyền đã vượt qua bão táp, để vươn ra biển lớn.”
Tuy nhiên các doanh nghiệp của Hà Nội vẫn chưa phát huy hết lợi thế của Thủ đô như giá trị đất đai, khoa học công nghệ, nhân lực dồi dào, cơ chế chính sách “mở;” lâu nay các doanh nghiệp vẫn chưa tạo ra được sự đột phá, còn ít sản phẩm chủ lực.
Với trên 95.000 doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội, trong đó có gần 17.400 doanh nghiệp mới được thành lập, 335 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký trên 300 triệu USD…cho thấy sự hấp dẫn và tiềm năng đầu tư-kinh doanh ở Thủ đô.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đều nhận định: Trung ương và thành phố đã "mở" hết tất cả những cơ chế chính sách để tạo thêm sức mạnh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng mong muốn thành phố thúc đẩy nhanh hơn về cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng trong vay vốn cũng như cách thức tính thuế hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thuê mặt bằng mở rộng sản xuất...
Kiến nghị với thành phố về giá thuê đất, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội Bùi Văn Quân cho rằng thành phố nên có bảng giá đất theo từng quý để khi làm xong các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển kinh doanh; tránh trường hợp khi doanh nghiệp đã làm xong các thủ tục đầu tư, khi đến thủ tục định giá đất, doanh nghiệp “đâm lao phải theo lao” chứ nếu tính ra thì “lỗ”./.
Thanh Bình (Vietnam+)