Biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, nguồn nước bị cạn kiệt, và thất nghiệp đang là những thách thức gay gắt đối với thế giới Arập.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ngày 17/3 báo động thế giới Arập hiện là một trong số rất ít khu vực khan hiếm nước nhất thế giới với trữ lượng nước tính theo đầu người ngày càng suy giảm mà không có nguồn bù đắp và phần lớn là do biến đổi khí hậu gây khô hạn.
Nghèo đói vẫn là thách thức lớn nhất của hầu hết các nước Arập và nạn thất nghiệp đã vượt 14%, gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp trung bình toàn cầu.
Theo Giám đốc chấp hành của UNEP Achim Steiner, khu vực Arập nằm trong số các khu vực bị tác động mạnh nhất bởi sự biến đổi khí hậu. Hậu quả là khu vực này sẽ mất nhiều vùng duyên hải, hạn hán và sa mạc hóa nghiêm trọng hơn, nguồn nước ngầm bị nước mặn xâm thực, xuất hiện nhiều bệnh lây nhiễm và bệnh dịch.
Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hưởng ứng chương trình khẩn cấp hỗ trợ các nước Syria, Yemen, các vùng lãnh thổ Palestine và Iraq chống hạn hán kéo dài suốt ba năm qua.
Ông nhấn mạnh đánh giá này dựa trên nghiên cứu phối hợp của nhiều cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực Arập, trong đó ghi nhận những nỗ lực, thành quả và cả những thực tế mà khu vực này đang phải đối mặt.
Ông kêu gọi thế giới Arập sử dụng hợp lý và bền vững nguồn nước và đưa vấn đề môi trường trở thành trọng tâm của chính sách phát triển, đồng thời nêu rõ nếu các chính sách và các nguồn tài nguyên trong đó có nguồn nước được xử lý tốt hơn, khu vực này vẫn có thể phát triển bền vững với nền kinh tế xanh mang lại lợi ích cho hàng chục triệu người./.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ngày 17/3 báo động thế giới Arập hiện là một trong số rất ít khu vực khan hiếm nước nhất thế giới với trữ lượng nước tính theo đầu người ngày càng suy giảm mà không có nguồn bù đắp và phần lớn là do biến đổi khí hậu gây khô hạn.
Nghèo đói vẫn là thách thức lớn nhất của hầu hết các nước Arập và nạn thất nghiệp đã vượt 14%, gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp trung bình toàn cầu.
Theo Giám đốc chấp hành của UNEP Achim Steiner, khu vực Arập nằm trong số các khu vực bị tác động mạnh nhất bởi sự biến đổi khí hậu. Hậu quả là khu vực này sẽ mất nhiều vùng duyên hải, hạn hán và sa mạc hóa nghiêm trọng hơn, nguồn nước ngầm bị nước mặn xâm thực, xuất hiện nhiều bệnh lây nhiễm và bệnh dịch.
Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hưởng ứng chương trình khẩn cấp hỗ trợ các nước Syria, Yemen, các vùng lãnh thổ Palestine và Iraq chống hạn hán kéo dài suốt ba năm qua.
Ông nhấn mạnh đánh giá này dựa trên nghiên cứu phối hợp của nhiều cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực Arập, trong đó ghi nhận những nỗ lực, thành quả và cả những thực tế mà khu vực này đang phải đối mặt.
Ông kêu gọi thế giới Arập sử dụng hợp lý và bền vững nguồn nước và đưa vấn đề môi trường trở thành trọng tâm của chính sách phát triển, đồng thời nêu rõ nếu các chính sách và các nguồn tài nguyên trong đó có nguồn nước được xử lý tốt hơn, khu vực này vẫn có thể phát triển bền vững với nền kinh tế xanh mang lại lợi ích cho hàng chục triệu người./.
(TTXVN/Vietnam+)