Nhân Ngày giáo viên toàn cầu (5/10), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vừa công bố báo cáo, cho biết để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục cơ sở vào năm 2015, thế giới cần có thêm 1,6 triệu giáo viên.
Nếu các quốc gia không có các biện pháp cải thiện kịp thời, đến năm 2030, số giáo viên thiếu hụt sẽ tăng hơn gấp đôi, lên tới 3,3 triệu giáo viên.
Tổ chức trên cho biết hiện có tới hơn một nửa (58%) số quốc gia trên thế giới bị thiếu giáo viên bậc tiểu học, và 2/3 trong số giáo viên thiếu đó thuộc về các nước thuộc vùng Sahara của châu Phi.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do số người theo học ngành sư phạm giảm mạnh, trong khi số trẻ nhỏ đến tuổi đến trường lại tăng rất nhanh., đặc biệt tại khu vực Trung Đông-châu Phi, theo dự báo từ nay đến 2030 sẽ có thêm 9,5 triệu trẻ em đến tuổi nhập học.
Để khắc phục tình trạng trên, theo tính toán của các chuyên gia giáo dục, từ nay đến 2030, mỗi năm thế giới phải có thêm nửa triệu giáo viên để bù đắp số thiếu hụt và thay thế số người nghỉ hưu, ước tính khoảng 2 triệu người trong quãng thời gian này.
UNESCO kêu gọi các quốc gia tăng ngân sách cho giáo dục, coi đây là biện pháp thiết thực nhất để phát triển thế giới trong tương lai. Cùng với nó, các nước phải tăng cường đào tạo nguồn giáo viên phổ thông đồng thời với việc có biện pháp khuyến khích, giúp đỡ trẻ nhỏ đến trường, vì quyền được học hành là một trong những quyền cơ bản nhất của con người./.
Nếu các quốc gia không có các biện pháp cải thiện kịp thời, đến năm 2030, số giáo viên thiếu hụt sẽ tăng hơn gấp đôi, lên tới 3,3 triệu giáo viên.
Tổ chức trên cho biết hiện có tới hơn một nửa (58%) số quốc gia trên thế giới bị thiếu giáo viên bậc tiểu học, và 2/3 trong số giáo viên thiếu đó thuộc về các nước thuộc vùng Sahara của châu Phi.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do số người theo học ngành sư phạm giảm mạnh, trong khi số trẻ nhỏ đến tuổi đến trường lại tăng rất nhanh., đặc biệt tại khu vực Trung Đông-châu Phi, theo dự báo từ nay đến 2030 sẽ có thêm 9,5 triệu trẻ em đến tuổi nhập học.
Để khắc phục tình trạng trên, theo tính toán của các chuyên gia giáo dục, từ nay đến 2030, mỗi năm thế giới phải có thêm nửa triệu giáo viên để bù đắp số thiếu hụt và thay thế số người nghỉ hưu, ước tính khoảng 2 triệu người trong quãng thời gian này.
UNESCO kêu gọi các quốc gia tăng ngân sách cho giáo dục, coi đây là biện pháp thiết thực nhất để phát triển thế giới trong tương lai. Cùng với nó, các nước phải tăng cường đào tạo nguồn giáo viên phổ thông đồng thời với việc có biện pháp khuyến khích, giúp đỡ trẻ nhỏ đến trường, vì quyền được học hành là một trong những quyền cơ bản nhất của con người./.
Phạm Phú Phúc (Vietnam+)