Thế giới đang tiến tới một trật tự lưỡng cực mới?

Nhiều người giờ đây tin rằng sự cạnh tranh chiến lược tích cực xuất hiện quá đột ngột giữa Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy trật tự toàn cầu hướng tới một thế giới lưỡng cực mới.
Thế giới đang tiến tới một trật tự lưỡng cực mới? ảnh 1(Nguồn: Sputnik)

Theo trang mạng astasiaforum.org, nhiều người giờ đây tin rằng sự cạnh tranh chiến lược tích cực xuất hiện quá đột ngột giữa Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy trật tự toàn cầu hướng tới một thế giới lưỡng cực mới.

Cuộc xung đột thương mại mang tính hủy diệt giữa hai quốc gia thương mại lớn thứ nhất và thứ hai thế giới sẽ gây ra sự bất ổn và chia rẽ trong nền kinh tế toàn cầu và thu hẹp tiềm năng của sự thịnh vượng và hữu nghị trên toàn thế giới.

Khó có thể tính toán quỹ đạo chính xác của tiến trình này. Tuy nhiên, chiều hướng và mức độ ảnh hưởng rộng lớn của nó có thể ước tính được.

Mỹ và Trung Quốc không phải là những người chơi tầm thường chiến đấu cho đến cùng trong một cuộc xung đột thương mại để lại ít nhiều hậu quả đối với toàn bộ hệ thống.

Có thể vẫn khó dự đoán bên nào sẽ bị thiệt hại nhiều nhất trong trò chơi này và phần còn lại của thế giới sẽ chịu tổn thất ra sao.

Tuy nhiên, dù đạt được hoặc không đạt được thỏa thuận giữa hai cường quốc, chắc chắn thiệt hại là rất lớn.

Và theo chiều hướng hiện nay, cả thế giới sẽ bị giáng một đòn chí mạng. Không chỉ đơn giản là những thiệt hại về thương mại và thu nhập do những hạn chế thương mại mà các nhà kinh tế vi mô tập trung trong những phân tích của họ về tác động của vật giá cao đối với quy mô và cơ cấu sản xuất và thương mại, mặc dù những tổn thất đó sẽ, theo nhiều ước tính hiện nay, là lớn.

Đó là sự phá vỡ niềm tin trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế quốc tế và lan truyền sự hoài nghi chính trị về các đối tác kinh tế toàn cầu - tài sản cốt lõi của trật tự kinh tế đa phương sau chiến tranh - điều sẽ gây ra tổn thất lớn hơn rất nhiều cho nền kinh tế toàn cầu.

[Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc: Chuyện đường dài]

Những tác động này có thể thấy được khi các nhà đầu tư vào hoạt động kinh doanh và sự thịnh vượng toàn cầu rút lui trong tâm trạng lo lắng về sự tiếp tục và gia tăng sự không chắc chắn trong chính sách của 2 trung tâm quyền lực kinh tế lớn nhất thế giới.

Và ngoài sự hỗn loạn kinh tế, có sự phá hủy của cái thường được gọi là 'Pax Americana' - mặc dù điều đó là không đúng vì ảnh hưởng mà Mỹ đã áp đặt trên khắp thế giới trong 3/4 thế kỷ qua chưa bao giờ chỉ là hoặc phần lớn là sản phẩm của sức mạnh quân sự.

Đó là giấc mơ của chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ, thứ chủ nghĩa có ảnh hưởng lớn hơn bất kỳ hệ tư tưởng nào khác trong những thập kỷ qua.

Và sự trỗi dậy của Trung Quốc ngày nay, mặc dù sẽ mở rộng ảnh hưởng của các giá trị truyền thống của quốc gia đó, sẽ phủ sóng trên phạm vi rất rộng nếu và chỉ khi nó có thể thay đổi các giá trị của Mỹ.

Cũng có thể giải thích điều gì sẽ quyết định hướng chuyển đổi từ trật tự đơn cực sau Chiến tranh Lạnh do Mỹ lãnh đạo. Nhưng, bất chấp quyền lực cực đoan của các quốc gia hiện tại và những quốc gia mà tâm lý trong việc thực thi quyền lực của họ đang dao động, có lẽ không quá lạc quan khi hy vọng rằng vẫn còn chỗ cho sự lựa chọn.

"Chủ nghĩa hiện thực thần học giải thích sự quá độ từ một mô hình với một quốc gia thống trị sang một mô hình với một quốc gia đang gia tăng thách thức sự thống trị đó," chuyên gia Yan Xuetong nói.

"Những chuyển giao quyền lực quốc tế là kết quả của sự lãnh đạo trong nước tại quốc gia đang trỗi dậy có khả năng thực thi cải cách lớn hơn so với quốc gia đang thống trị."

Theo quan niệm này, sự hiệu quả của việc lãnh đạo đất nước được đo bằng năng lực cải cách của chính phủ.

Khả năng thực hiện cải cách của chính phủ trong một kỷ nguyên toàn cầu hóa và kinh tế số là rất quan trọng bởi vì sự thịnh vượng và năng lực toàn diện của quốc gia được tạo ra chủ yếu từ sự đổi mới trong công nghệ truyền thông, chuyên gia Yan lập luận.

Vì công nghệ truyền thông rất quan trọng đối với sự thịnh vượng và an ninh quốc gia, cần có các chuẩn mực mới để duy trì trật tự toàn cầu.

Chủ nghĩa hiện thực thần học cho thấy trong những điều kiện này, sự lãnh đạo gương mẫu quan trọng hơn là giải pháp trừng phạt trong việc thiết lập các chuẩn mực quốc tế mới.

Chuyên gia Khong Yuen Foong mới đây đã viết, uy tín là một khía cạnh bị đánh giá thấp trong sức mạnh quốc gia.

Uy tín nhìn theo mọi khía cạnh là yếu tố quyền lực khẳng định ảnh hưởng và tính thuyết phục đối với các quốc gia khác, thậm chí là các nước lớn, mà không cần phô trương sức mạnh quân sự hoặc kinh tế.

Nhưng uy tín và ảnh hưởng của nó không được tích lũy nếu thiếu những quốc gia khác. Nó được các quốc gia khác trao cho các quốc gia áp đặt ảnh hưởng của họ trong một số khái niệm về lợi ích chung.

Suy ra là, ngay cả thiếu sức mạnh quân sự hoặc kinh tế tương đương, các quốc gia có được quyền lực bằng cách trao nó cho các quốc gia khác trong bất kỳ hệ thống nào ở mức độ có thể tranh cãi.

Và một di sản mà Mỹ đã mất đi là một trật tự kinh tế tự do có thể tranh cãi, mặc dù họ dường như đang làm hết sức để tiêu diệt nó. Và đó là một trật tự mà theo quan điểm của mình, Trung Quốc tiếp tục có quyền lợi vĩnh viễn.

Chuyên gia Wang Yong cho rằng Trung Quốc và Mỹ cần tìm một cách tiếp cận cân bằng hơn để giải quyết các mối lo ngại của họ.

"Trao đổi mang tính xây dựng giữa các nhà lãnh đạo hai nước vẫn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phá vỡ bế tắc."

Tuy nhiên, điều đó sẽ chỉ xảy ra lúc này nếu các nhân vật chính quan tâm đến cách hành động của họ tác động đến phần còn lại của thế giới như thế nào.

Và điều đó khó xảy ra trừ khi các quốc gia khác thực sự tuyên bố các lợi ích mạnh mẽ của họ trong các quy tắc và cải cách luật pháp quốc tế, rằng họ cần bảo vệ lợi ích của mình theo trật tự đã thiết lập và xác định con đường phía trước trong việc xây dựng một trật tự toàn cầu mới.

Trách nhiệm lãnh đạo quốc tế như vậy giờ đây chỉ có thể được trao bởi sáng kiến tập thể của những quốc gia khác - trong G20 hoặc WTO và các diễn đàn khác - để đưa Mỹ và Trung Quốc trở lại hệ thống đa phương vốn là nền tảng của nó./,

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục