Thế giới mất tới 129 tỷ USD do giáo dục kém chất lượng

Theo Báo cáo ngày 29/1 của UNESCO, 129 tỷ USD (chiếm 1/10 chi tiêu toàn cầu cho các trường tiểu học) bị lãng phí do chất lượng giáo dục kém.
Thế giới mất tới 129 tỷ USD do giáo dục kém chất lượng ảnh 1Học sinh ở Bangladesh. (Nguồn: worldbank.org)

Theo Báo cáo ngày 29/1 của UNESCO, 129 tỷ USD (chiếm 1/10 chi tiêu toàn cầu cho các trường tiểu học) bị lãng phí do chất lượng giáo dục kém.

Tổ chức này chủ trương cần có nhiều hơn nữa những "giáo viên ưu tú" cho các em học sinh. Tại một hội nghị ở Dakar trong năm 2010, Bà Pauline Rose, phụ trách báo cáo số 11 "Giáo dục cho mọi người" (EFA), một trong sáu mục tiêu tới năm 2015 được đề ra cho 164 quốc gia, lưu ý: “Nền giáo dục sẽ có ích gì nếu trẻ em trong nhiều năm học tại trường phổ thông và sau khi tốt nhiệp trung học mà không có những kỹ năng cần thiết?"

Trong lời nói đầu của bản báo cáo nói trên, Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova thừa nhận "bản báo cáo cho thấy trong vòng chưa đầy hai năm, chúng ta chưa đạt được thành công.”

Theo tài liệu: "Trong mười năm qua, người dân sống trong các nhóm thiệt thòi nhất vẫn tiếp tục bị tước cơ hội giáo dục. Mặc dù chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng ", nhưng "chưa phải là quá muộn để tạo đà thúc đẩy."

Ở các nước nghèo "một trên bốn người không biết đọc, biết viết." Đó cũng là trường hợp của một phần ba phụ nữ trẻ ở Nam Á và Tây Á.

Báo cáo cho biết: "Ở Tây Phi, rất ít trẻ em có được những kiến thức cơ bản," hơn một nửa trong số các giáo viên là các "giáo viên tạm thời," với "lương thấp và ít được đào tạo chính quy."

Khoảng 250 triệu trẻ em trên toàn thế giới "không nắm được những điều cơ bản." Trong năm 2011, có 57 triệu trẻ em không được đến trường, một nửa trong số này ở những nước bị ảnh hưởng bởi cáccuộc xung đột.

Ngay cả ở các nước có thu nhập cao, "hệ thống giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của mọt bộ phận quan tọng người dân tộc thiểu số." Ở Pháp, "dưới 60% người nhập cư đạt đến mức tối thiểu là biết đọc."

Báo cáo cho rằng để có sự cải thiện, cần có "những giáo viên có năng lực" đồng thời kêu gọi các chính phủ chú ý hơn nữa công tác đào tạo và dành những giáo viên giỏi nhất cho những nơi cần họ nhất.

UNESCO cảnh báo: "Nếu không có sự thu hút và đào tạo đủ số lượng giáo viên, khủng hoảng trong việc học tập sẽ kéo dài nhiều thế hệ và ảnh hưởng tới những người thiệt thòi và khó khăn nhất."

Giáo viên phải được đào tạo ban đầu "kết hợp kiến thức của các môn giảng dạy và kiến thức về phương pháp giảng dạy," cũng như được đào tạo chuyên sâu về việc "làm thế nào để tập trung hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn."

Báo cáo khuyến nghị cần phải phân bổ các giáo viên đến những nơi cần thiết nhất và cung cấp các ưu đãi để họ có thể trụ lại với nghề về lâu dài, ví dụ một mức lương ít nhất đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ, điều kiện làm việc tốt và một cơ hội nghề nghiệp.

Theo báo cáo, "một nền giáo dục công bằng và chất lượng cho mọi người có thể tạo ra lợi ích kinh tế lớn bằng cách tăng tổng sản phẩm bình quân đầu người của một quốc gia là 23% trên 40 năm."

Bà Bokova nói: "Giáo dục các bà mẹ, sẽ tăng cường quyền tự chủ của phụ nữ và cứu giúp cuộc sống của trẻ em. Giáo dục cộng đồng, bạn sẽ biến đổi xã hội và sẽ kích thích tăng trưởng "./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục