Báo Bưu điện Tài chính dẫn dự báo của các nhà phân tích hàng hóa Colin Fenton và Jonah Waxman thuộc JP Morgan cho rằng giá vàng có thể tăng lên 2.500 USD/ounce hoặc cao hơn nữa vào cuối năm 2011.
Trước khi hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s hạ mức xếp hạng nợ của Mỹ, các nhà phân tích dự báo giá vàng chỉ lên đến 1.800 USD/ounce vào cuối năm nay.
Giá các mặt hàng khác, như đường chưa tinh chế, có thể tăng gấp đôi hoặc hơn nữa do đồng USD suy yếu và lạm phát tăng lên.
Ông Fenton và Waxman nói: "Trong tương lai gần, giá hầu hết các mặt hàng có thể giảm khi những quan ngại về tăng trưởng khiến các doanh nghiệp bán tháo kho hàng và giảm bớt đơn đặt hàng. Những quan ngại này có thể giảm tại Mỹ, nơi chi phí vay tiền cá nhân dường như sẽ tăng lên và chi tiêu của các hộ gia đình sẽ căng thẳng thêm."
Tuy nhiên, các thị trường hàng hóa có liên quan đến sự tăng trưởng của các thị trường đang nổi, đầu tư cơ sở hạ tầng và lạm phát sẽ ổn định tương đối nhanh hơn so với các thị trường hàng hóa gắn bó chặt chẽ với các nền kinh tế phát triển.
Xu hướng này trở nên rõ ràng khi giá vàng tăng lên sau khi Mỹ bị đánh tụt hạng tín dụng hôm 5/8.
Các nhà phân tích cho rằng các mặt hàng có thể tăng giá là dầu thô Brent, khí đốt hóa lỏng, vàng, đường thô, đồng, ngô và lúa mì. Nhóm tăng giá ít hơn gồm có xăng dầu, nhôm, kẽm và khí đốt tự nhiên của Bắc Mỹ. Nhưng bất chấp việc Mỹ bị đánh tụt hạng tín dụng, sự lo sợ tập trung vào nợ là bình thường trong giai đoạn này của chu kỳ kinh doanh.
Tình hình kinh tế vĩ mô là tốt hơn so với thời gian giữa chu kỳ hồi năm 1995-1998, hoặc cuối chu kỳ năm 1981 và 2008, nhưng không nên phớt lờ rủi ro có những hậu quả xấu hơn./.
Trước khi hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s hạ mức xếp hạng nợ của Mỹ, các nhà phân tích dự báo giá vàng chỉ lên đến 1.800 USD/ounce vào cuối năm nay.
Giá các mặt hàng khác, như đường chưa tinh chế, có thể tăng gấp đôi hoặc hơn nữa do đồng USD suy yếu và lạm phát tăng lên.
Ông Fenton và Waxman nói: "Trong tương lai gần, giá hầu hết các mặt hàng có thể giảm khi những quan ngại về tăng trưởng khiến các doanh nghiệp bán tháo kho hàng và giảm bớt đơn đặt hàng. Những quan ngại này có thể giảm tại Mỹ, nơi chi phí vay tiền cá nhân dường như sẽ tăng lên và chi tiêu của các hộ gia đình sẽ căng thẳng thêm."
Tuy nhiên, các thị trường hàng hóa có liên quan đến sự tăng trưởng của các thị trường đang nổi, đầu tư cơ sở hạ tầng và lạm phát sẽ ổn định tương đối nhanh hơn so với các thị trường hàng hóa gắn bó chặt chẽ với các nền kinh tế phát triển.
Xu hướng này trở nên rõ ràng khi giá vàng tăng lên sau khi Mỹ bị đánh tụt hạng tín dụng hôm 5/8.
Các nhà phân tích cho rằng các mặt hàng có thể tăng giá là dầu thô Brent, khí đốt hóa lỏng, vàng, đường thô, đồng, ngô và lúa mì. Nhóm tăng giá ít hơn gồm có xăng dầu, nhôm, kẽm và khí đốt tự nhiên của Bắc Mỹ. Nhưng bất chấp việc Mỹ bị đánh tụt hạng tín dụng, sự lo sợ tập trung vào nợ là bình thường trong giai đoạn này của chu kỳ kinh doanh.
Tình hình kinh tế vĩ mô là tốt hơn so với thời gian giữa chu kỳ hồi năm 1995-1998, hoặc cuối chu kỳ năm 1981 và 2008, nhưng không nên phớt lờ rủi ro có những hậu quả xấu hơn./.
Thanh Hoa (TTXVN/Vietnam+)